SpStinet - vwpChiTiet

 

Giấc ngủ giúp trẻ nhớ tốt hơn

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Tübingen và từ Viện Max Planck đã phát hiện ra rằng trẻ em trong độ tuổi 9-16 tháng nhớ tên của các đối tượng tốt hơn nếu trẻ đã có một giấc ngủ ngắn.
 
Các nhà nghiên cứu ghi lại hoạt động não bộ của trẻ sơ sinh sử dụng điện não (EEG). Nguồn: MPI f. Human Cognitive and Brain Sciences/ Ch. Rügen

Giấc ngủ có ý nghĩa nhiều hơn chỉ là sự nghỉ ngơi cho bộ não. Các dòng chảy thông tin từ các cơ quan cảm giác phần lớn bị cắt đứt trong khi ngủ, nhưng nhiều khu vực của não bộ vẫn hoạt động rất tích cực. Hầu hết các nhà nghiên cứu về não ngày nay tin rằng bộ não khi ngủ củng cố kiến thức mới và tích hợp vào bộ nhớ hiện có bằng cách củng cố, tái liên kết hoặc thậm chí tháo dỡ các kết nối thần kinh. Điều này có nghĩa rằng giấc ngủ là không thể thiếu cho một trí nhớ tốt.

Các nhà nghiên cứu của Max Planck đã thấy điều này đúng cho cả ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi. Để nghiên cứu ảnh hưởng của giấc ngủ đến trí nhớ trẻ sơ sinh, họ đã mời phụ huynh cùng tham dự một cuộc nghiên cứu với trẻ 9-16 tháng tuổi. Trong các buổi tập huấn, các bé được nhìn nhiều lần hình ảnh của các đối tượng nhất định trong khi nghe tên các đối tượng. Một số đối tượng là tương tự như nhau, sự khác nhau chỉ trong tỷ lệ, màu sắc hoặc một số chi tiết. Các đối tượng tương tự luôn luôn có những cái tên tương tự. Trong quá trình này, các nhà nghiên cứu ghi lại hoạt động não bộ của trẻ sơ sinh sử dụng điện não (EEG).

Một nhóm trẻ đã dành một đến hai giờ ngủ trong xe đẩy trong khi một điện não đồ (EEG) được ghi nhận, trong khi những trẻ vẫn còn tỉnh táo, đi dạo bằng xe đẩy hoặc chơi trong phòng. Trong buổi thí nghiệm tiếp theo, các nhà nghiên cứu đã trình bày lặp lại cho trẻ cặp hình và chữ tương tự như trong thí nghiệm và các kết hợp mới, đồng thời đo hoạt động não của trẻ một lần nữa.

Kết quả thử nghiệm cho thấy, hoạt động não bộ của trẻ đã ngủ sau buổi tập có sự khác biệt so với trẻ không ngủ. Trong khi các nhóm trẻ không ngủ đã quên tên của các đối tượng, các em trong nhóm đã ngủ nhớ tên của đối tượng.

Những kết quả này cho thấy rằng giấc ngủ ảnh hưởng đáng kể tổ chức bộ nhớ ngay cả trong não trẻ sơ sinh. "Bộ não bé khi thức nhanh chóng quên tên mới học được, nhưng trong khi ngủ, các từ được liên kết với các đối tượng lâu bền hơn và in dấu trong bộ não", Angela Friederici, Giám đốc Viện Max Planck ở Leipzig và là người đứng đầu nghiên cứu cho biết.
 

Các tin khác: