SpStinet - vwpChiTiet

 

6 tuyên bố quan trọng đã được nêu tại diễn đàn khoa học thế giới năm 2015 tại Budapest

Diễn đàn khoa học thế giới năm 2015 (WFS 2015) tập trung vào các vần đề như chống đói nghèo, thúc đẩy phát triển xã hội công bằng và toàn diện dựa trên việc phục hồi, bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái. Tại diễn đàn này, các nhà khoa học và hoạch định chính sách đã cùng họp bàn nhằm đưa ra các tuyên bố có tầm ảnh hưởng lớn đến khoa học quốc tế.

Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Hungary và đồng thời là chủ tịch WFS 2015, Giáo sư László Lovász, kêu gọi đẩy nhanh việc tích lũy, sử dụng và phổ biến các kiến thức khoa học và ứng dụng trong đổi mới công nghệ. Ông nhận xét rằng: "Khoa học cho phép chúng ta đối đầu với nạn đói, dịch bệnh, giải quyết nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng và giúp kết nối và giao tiếp ngay lập tức, cung cấp các nền tảng kinh tế xã hội nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống cho nhiều người. Chúng ta nên tự hào về những thành tựu mà khoa học đã đạt được ".

Quang cảnh lễ khai mạc WFS 2015. Nguồn: WSF - SCIFORUM.HU / MTA.HU

Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo về sự tự mãn trong khoa học: "Khoa học đã đặt ảnh hưởng nền văn minh con người lên các loài động vật, thực vật và khí hậu, đã lạm dụng tài nguyên thiên nhiên và đã trở thành một mối đe dọa đối với đời sống của các thế hệ hiện tại và tương lai. Làm thế nào để các hội thảo có thể xây dựng sự đồng thuận lớn trong việc áp dụng khoa học một cách tốt nhất chắc chắn sẽ đóng một phần không nhỏ trong việc xác định thành công hay thất bại của loài người trong thế kỷ 21.”

Chương trình làm việc của WFS2015

Chương trình WFS 2015 có 6 phiên họp toàn thể chính: một phiên chính là "phát triển bền vững", quy tụ các nhà hoạch định chính sách hàng đầu nhằm chuẩn bị cho Hội nghị COP21 tại Paris và là sự tiếp nối của Chương trình Phát triển bền vững công bố vào tháng Chín của của Liên Hợp Quốc. Hai phiên toàn thể tiếp theo sẽ phản ánh vấn đề "sự tự tin trong khoa học" và "giao tiếp với xã hội", nơi nêu lên các vấn đề đạo đức và liêm chính trong khoa học. WFS 2015 còn tập trung vào kinh doanh trong khoa học và sự đổi mới hệ sinh thái, nơi các nhà giáo dục và kinh tế trao đổi quan điểm. Ngoài ra, còn có cuộc thảo luận về những thách thức trong hợp tác toàn cầu. Kết thúc hội nghị là sự quy tụ của 8 bộ trưởng và cố vấn khoa học, các nhà nghiên cứu để kiểm tra những điểm mạnh và điểm yếu của chính sách khoa học.
 
Hình ảnh phiên họp về sự tự tin trong khoa học. Nguồn: WSF - SCIFORUM.HU / MTA.HU

Chương trình năm nay có 9 phiên chuyên đề, trên 50 tổ chức tham gia về một loạt các chủ đề từ 'chính sách y tế toàn cầu' đối với các bệnh như Ebola, tự kỷ, HIV/AIDS và các chất gây nghiện; đến "nghiên cứu não 'hoặc' ứng phó khí hậu xây dựng" và "giảm thiểu rủi ro khi thảm họa", "quản lý khoa học ở châu Phi", "khoa học vì hòa bình".

Đã có 6 tuyên bố quan trọng được đưa ra tại WFS 2015

Thay đổi cho việc phát triển bền vững
WSF 2015 thể hiện cam kết đối với các mục tiêu đặt ra trong Chương trình năm 2030 (Chương trình Phát triển bền vững công bố vào tháng Chín của của Liên Hợp Quốc). WSF 2015 ủng hộ việc chống nghèo đói, để thúc đẩy công bằng, xã hội, hòa nhập và hòa bình, và việc phục hồi, bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái. WSF 2015 tìm kiếm một cách tiếp cận tích hợp trong việc giải quyết các khía cạnh môi trường, xã hội và kinh tế phát triển bền vững dựa trên 17 mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), bằng cách sử dụng kiến thức sẵn có tốt nhất và được xác định bởi sự tham gia rộng rãi và toàn diện của các nhà khoa học. WSF 2015 kêu gọi hợp tác giữa các chính phủ quốc gia và các cơ quan khoa học để xây dựng chiến lược quốc gia và khu vực nhằm cung cấp lợi ích tốt nhất để hướng tới mục tiêu toàn cầu.

Cam kết về Biến đổi khí hậu
Thông qua các báo cáo công bố gần đây của các tổ chức khoa học lớn như IPCC, ICSU, UNESCO, EASAC, và báo cáo kết quả của hội nghị khoa học quốc tế "Tương lai chung dưới tác động biến đổi khí hậu" do UNESCO, ICSU, Future Earth và các tổ chức tổ chức nghiên cứu lớn ở Pháp vào tháng Bảy năm 2015, nghiên cứu cho thấy sự thay đổi khí hậu đang bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi cách con người quản lý môi trường, tài nguyên thiên nhiên, sản xuất và sử dụng năng lượng, thực phẩm.
Dựa trên những kiến thức khoa học sẵn có, những hành động toàn cầu phối hợp và chính sách khoa học thông minh WSF 2015 cho rằng có thể cung cấp các giải pháp để hạn chế sự ấm lên của khí hậu đến 2°C so với mức tiền công nghiệp, và do đó làm giảm các rủi ro và giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu.
WSF 2015 kêu gọi các nhà khoa học, nhà hoạch định chính sách và các nhà lãnh đạo chính phủ và ngành công nghiệp thực hiện các hành động hợp tác để thúc đẩy việc đạt được các mục tiêu ứng phó biến đổi khí hậu.

Tăng cường công tác khoa học và kỹ thuật về giảm nhẹ rủi ro thiên tai
Hội nghị thế giới của Liên hợp quốc lần thứ 3 về giảm nhẹ rủi ro thiên tai được tổ chức tại Sendai Nhật Bản vào tháng 3 năm 2015 đã đánh giá cao những cơ hội mới mở ra bởi các tiến bộ khoa học và công nghệ nhằm giảm thiểu rủi ro và xây dựng khả năng phục hồi để ứng phó với các thảm họa tự nhiên và nhân tạo.
WSF 2015 kêu gọi việc huy động các tổ chức có liên quan, các mạng lưới và các sáng kiến, để cung cấp tình hình hiện tại và đề xuất nghiên cứu hành động, để đánh giá và giám sát rủi ro thiên tai, tham gia vào những nỗ lực truyền thông về rủi ro, để phát triển năng lực tổng thể trong việc đối phó với rủi ro và cung cấp tư vấn khoa học cho các nhà hoạch định chính sách và các quan chức về khả năng phục hồi.

Tư vấn khoa học trong việc hoạch định chính sách
Các xu hướng toàn cầu gần đây cho thấy việc sử dụng rõ rệt hơn của khoa học trong hoạch định chính sách. Báo cáo của OECD về Tư vấn Khoa học trong việc hoạch định chính sách (2015), và việc thành lập Mạng lưới quốc tế về Tư vấn Khoa học cấp Chính phủ (INGSA), dưới sự bảo trợ của ICSU cả đánh dấu một cột mốc quan trọng trong quá trình này. Việc mở rộng cơ chế tư vấn khoa học từ tương tác cá nhân, thông qua các báo cáo cũng đã làm cho rõ ràng hơn trách nhiệm cơ bản.
WSF 2015 nhấn mạnh sự cần thiết phải xác định các nguyên tắc, quy trình và áp dụng lời khuyên khoa học và tính độc lập, minh bạch, tầm nhìn và trách nhiệm của những người nhận và cung cấp tư vấn.

Hợp tác quốc tế nhằm xây dựng năng lực và huy động nguôn lực tại các quốc gia đang phát triển
Mặc dù các nền kinh tế đang nổi lên đã mở rộng và phát triển tiềm năng của khoa học và công nghệ, nhóm nghiên cứu ở các nước đang phát triển thường phải hoạt động trong sự cô lập, làm hạn chế phạm vi và thành công của công việc của họ. Hội nhập kinh tế khu vực doanh nghiệp được thúc đẩy bởi nhiều chính phủ châu Phi, châu Á hay Mỹ Latin là một thành phần thiết yếu của xây dựng và tích lũy năng lực khai thác và quản lý khoa học hiện đại.
WSF 2015 cho rằng hợp tác quốc tế là cần thiết để đạt được tiến bộ lâu dài trong việc nghiên cứu và đổi mới đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đối với khoa học, công nghệ để đạt được tiềm năng đầy đủ và thực sự chuyển hóa, cần phải thúc đẩy đầu tư thích đáng trong giáo dục STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) ở tất cả các cấp.

Đầu tư cân bằng trong khoa học
WSF 2015 kêu gọi sự đầu tư cân bằng về khoa học, theo định hướng và theo nhu cầu. Khoa học biến đổi bất thường, không thể đoán trước; đòi hỏi sự cởi mở với những cách mới và sự thay đổi mô hình phát triển công nghệ và xã hội. Cơ chế tài trợ cho phép nghiên cứu sáng tạo cũng nên là một phần của chương trình đầu tư cân bằng trong khoa học.
WSF 2015 cũng kêu gọi sự tham gia bình đẳng của phụ nữ, các nhà khoa học trẻ và các nhóm dân tộc thiểu số trong việc thực hành và ứng dụng khoa học.

Hoàng Mi

Các tin khác: