SpStinet - vwpChiTiet

 

Thể lệ Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc lần thứ 10 (2008 – 2009)

Giới thiệu thể lệ Hội thi sáng tạo toàn quốc lần thứ 10 (2008 – 2009)

I. MỤC ĐÍCH Ý NGHĨA:
Hội thi sáng tạo kỹ thuật toàn quốc (sau đây gọi tắt là Hội thi) được tổ chức nhằm thúc đẩy phong trào lao động sáng tạo của toàn dân trong các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, thúc đẩy việc áp dụng có hiệu quả các giải pháp kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

II. CƠ QUAN TỔ CHỨC:
Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam, Bộ Khoa Học và Công Nghệ, Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam và Trung Ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức. Liên Hiệp Các Hội Khoa Học và Kỹ Thuật Việt Nam là cơ quan thường trực tổ chức Hội thi.

III. LĨNH VỰC THI:
Tất cả các giải pháp sáng tạo kỹ thuật phục vụ sản xuất, đời sống, kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng đều có quyền tham dự Hội thi. Các giải pháp dự thi đăng ký theo 6 lĩnh vực sau đây: - Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông; - Cơ khí tự động hoá, xây dựng và giao thông vận tải; - Vật liệu, hoá chất, năng lượng; - Nông lâm ngư nghiệp, tài nguyên môi trường; - Y dược - Giáo dục và các lĩnh vực khác

IV. ĐỐI TƯỢNG DỰ THI:
Mọi cá nhân người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài, cá nhân người nước ngoài đang làm việc và sinh sống tại Việt Nam, không phân biệt lứa tuổi, thành phần, dân tộc, nghề nghiệp có các giải pháp kỹ thuật là kết quả của hoạt động sáng tạo, sáng kiến, cải tiến và ứng dụng khoa học và công nghệ trong hoạt động kinh tế - xã hội được tạo ra và áp dụng từ năm 2003 trở lại đây đều có quyền tham dự Hội thi. Mọi tổ chức của Việt Nam đã đầu tư để tạo ra giải pháp kỹ thuật đều có quyền đứng tên tham dự Hội thi. Trong trường hợp này, những ngơời trực tiếp tham gia sáng tạo ra giải pháp kỹ thuật được tổ chức đứng tên dự thi đăng ký là tác giả hoặc nhóm tác giả của giải pháp kỹ thuật dự thi.

V. TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP DỰ THI:
Tính mới so với trình độ kỹ thuật ở Việt Nam: Giải pháp dự thi không trùng với giải pháp đã được công bố trong bất kỳ nguồn thông tin nào có ở Việt Nam hoặc đã được áp dụng ở Việt Nam trước ngày nộp hồ sơ. Khả năng áp dụng rộng rãi trong điều kiện của Việt Nam: Giải pháp dự thi đã được áp dụng hoặc đã được thử nghiệm, sản xuất thử và được chứng minh khả năng áp dụng có hiệu quả. Hiệu quả kinh tế - xã hội: Giải pháp mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cao hơn so với giải pháp tương tự đã biết ở Việt Nam, không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và xã hội.

 

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả