SpStinet - vwpChiTiet

 

Các nhà khoa học cần tập trung vào những thay đổi về loài để nhận biết và tránh đại tuyệt chủng

Một nghiên cứu mới từ Đại học Yale đã thúc giục các nhà khoa học chuyển sự tập trung của họ vào các loài tuyệt chủng sang các loài khan hiếm để nhận ra và tránh đại tuyệt chủng.


Pincelli Hull đến từ Đại học Yale và các cộng sự thuộc Viện Smithsonian cho rằng tỷ lệ tuyệt chủng hiện nay có thể không phải là một số đo đầy đủ để đánh giá việc liệu hiện nay chúng ta có đang ở giữa một sự kiện đại tuyệt chủng hay không - điều mà nhiều nhà khoa học nghi ngờ có thể đang xảy ra. Thay vào đó, Hull và các đồng tác giả cho rằng, cách tốt nhất để đánh giá đại tuyệt chủng có đang diễn ra hay không là nghiên cứu những thay đổi về loài và hệ sinh thái.
 
Trái đất đã trải qua rất nhiều sự kiện đại tuyệt chủng, khi sự đa dạng của sự sống trên Trái đất biến mất và được thay thế bởi một hệ thực vật hoặc động vật thường hoàn toàn không giống như những gì đã có trước đó. Những cuộc đại tuyệt chủng lớn nhất trong số này (sự kiện gần đây nhất là việc xóa sổ loài khủng long xảy ra cách đây 66 triệu năm) được gọi chung là “Năm cuộc đại tuyệt chủng”. Hull cho biết trong những năm gần đây, có người cho rằng Trái đất đang bước vào cuộc đại tuyệt chủng thứ sáu và đó cũng là chủ đề của cuốn sách đoạt giải Pulitzer của Elizabeth Kolbert - “Cuộc đại tuyệt chủng thứ sáu”.
 
Tôi là một nhà khoa học nghiên cứu về tuyệt chủng. Trong nghiên cứu của tôi, tôi phân tích các cuộc tuyệt chủng trước đây để làm sáng tỏ những gì đã xảy ra và tại sao lại xảy ra. Ý tưởng về việc kết luận liệu chúng ta có đang ở trong cuộc đại tuyệt chủng thứ sáu hay không, dựa trên tỷ lệ tuyệt chủng được đo hiện nay, hoàn toàn làm tôi ngạc nhiên”, Hull, tác giả chính của nghiên cứu và là phó giáo sư địa chất và địa vật lý, cho biết. “Tôi không chắc là chúng ta thật sự hiểu được cơ chế và dự đoán được cuộc đại tuyệt chủng thứ sáu sẽ diễn ra như thế nào”.
 
Hull và các đồng tác giả, Simon Darroch và Douglas Erwin, cho rằng một thời gian dài trước khi các loài bị tuyệt chủng, sự khan hiếm của chúng có thể gây ra những thay đổi sâu rộng trong các hệ sinh thái toàn cầu. Trong thực tế, các nhà nghiên cứu giải thích, chỉ riêng sự khan hiếm của các loài và hệ sinh thái vốn trước đây phong phú có thể đủ để đưa đến những thay đổi lâu dài trong sinh quyển. Các nhà khoa học cho biết việc xem xét lại các hồ sơ hóa thạch cho thấy sự khan hiếm của các sinh vật trước đây vốn phong phú là yếu tố duy nhất cho thấy chắc chắn có sự thay đổi sinh thái rộng rãi quan sát được qua các cuộc tuyệt chủng, và vì điều này, cường độ và mức độ khan hiếm có thể cung cấp sự so sánh tốt nhất về cuộc khủng hoảng sinh học hiện nay với những cuộc khủng hoảng trong quá khứ.
 
Sinh thái học cho chúng ta biết rằng các hệ sinh thái có thể sụp đổ hoàn toàn trong một khung thời gian khác nhau, từ 100 đến 10.000 năm, đó là một quá trình thông thường không được lưu giữ trong các hồ sơ hóa thạch, vì vậy đơn giản là chúng ta không có một ý tưởng đúng đắn về các đặc điểm của hệ sinh thái chuyển tiếp”, Darroch nói. “Việc tìm ra các loài khan hiếm trên diện rộng trong các đại dương ngày nay có thể mở rộng lên thành một cuộc đại tuyệt chủng trên thang thời gian dài hơn là một trong những thách thức khoa học lớn cho thế hệ chúng ta”.
 
Các nhà nghiên cứu lưu ý, ví dụ, đại dương hiện nay có đầy các “bóng ma” sinh thái - các loài hiện nay hiếm đến mức chúng không còn đáp ứng các vai trò sinh thái mà chúng đã từng làm như khi chúng còn phong phú hơn. Nói cách khác, chính sự các loài khan hiếm, chứ không phải các loài tuyệt chủng, có thể đưa đến một loạt các thay đổi trong hệ sinh thái, một thời gian dài trước khi các loài này bị tuyệt chủng, các nhà khoa học giải thích.
 
Có những bước cần thực hiện để tránh một sự kiện đại tuyệt chủng, thậm chí nếu có những dấu hiệu của nó”, Hull nói. “Điều này cho thấy chúng ta cần khẩn trương hành động để sớm bảo vệ các hệ sinh thái và khôi phục lại các loài vốn từng tồn tại phong phú trước đây”.
Nguồn: vista.gov.vn

Các tin khác: