SpStinet - vwpChiTiet

 

Điện thoại di động có thể làm thay đổi chức năng của bộ não con người

Trên thế giới hiện có khoảng 182 triệu người, tức 6% số người lớn toàn cầu, nghiện sử dụng mạng Internet. Việc nghiện các thiết bị công nghệ sử dụng mạng như smartphone dẫn tới sự xuất hiện chứng rối loạn chức năng cơ thể, được gọi là “bệnh não mạng” [NetBrain].

Người mắc bệnh này trở nên ngày càng say mê bản thân [narcissism], không tập trung tư tưởng được lâu và thường có tâm trạng sợ bị bỏ lỡ [Fear of missing out - FOMO]. Họ thường chơi trò đánh bạc trên mạng, sử dụng các mạng xã hội, mạng game và các ứng dụng trò chơi. Tỷ lệ mắc bệnh não mạng ở người dùng smartphone cao gấp ba lần người không dùng.

Được tiến sĩ tâm lý Tomas Chamorro-Premuzic ở Đại học London giúp đỡ, các nhà nghiên cứu của Công ty DNA thị giác (VisualDNA, Anh Quốc) đã phân tích thói quen sử dụng ĐTDĐ và mạng Internet của 1.000 người lớn, qua đó phát hiện ra bệnh não mạng. Nghiên cứu đó cũng  cho thấy gần 11% người lớn nước Anh (5,7 triệu người) mắc bệnh này, tương đương số người Anh mắc chứng khó đọc chữ [dyslexic], cũng tương đương một nửa số người Anh mắc chứng lo âu và trầm cảm.

Nghiên cứu cho thấy ở những người mắc bệnh não mạng thì khả năng có hành vi phản xã giao (như dùng ĐTDĐ khi đang có mặt bạn bè) cao gấp gần bốn lần người bình thường. Khả năng nghiện công nghệ cao ở người có cá tính đam mê cuồng nhiệt và tự do thoải mái thì gấp gần ba lần người khác.

“Dự án nghiên cứu này cung cấp chứng cứ và cái nhìn sâu sắc về sự phát triển của xã hội và ảnh hưởng của công nghệ đối với các cá nhân, nhiều người ngờ rằng ảnh hưởng này đã quá rộng rãi” - một thành viên nhóm nghiên cứu nói.

Bệnh não mạng có ảnh hưởng lớn nhất đối với mức độ căng thẳng công việc-sinh hoạt, ý nói công việc của một người có ảnh hưởng ra sao đối với đời sống gia đình của người đó, thí dụ chứng hay nói dối. Mức độ căng thẳng công việc-sinh hoạt ở những người mắc bệnh não mạng cao gấp ba lần người thường.

Một nghiên cứu tiến hành vào tháng 12/2014 cho thấy việc sử dụng smartphone có thể đã làm thay đổi hình dạng và chức năng của bộ não con người. Các chuyên gia phát hiện: ở những người ngày nào cũng dùng smartphone màn hình cảm ứng thì lớp da cảm giác [somatosensory cortex] của cơ thể họ - vùng trung tâm não điều khiển ngón tay - có diện tích lớn hơn, và có chức năng mạnh hơn người thường. Người dùng smartphone càng lâu thì mối liên hệ giữa não bộ với tay càng mạnh hơn. 

Tiến sĩ thần kinh học Arko Ghosh phụ trách nhóm chuyên gia nghiên cứu ảnh hưởng của việc dùng điện thoại di động nói, người càng nghiện dùng smartphone thì càng có khả năng thích nghi với môi trường xung quanh.

Một dự án nghiên cứu khác mới công bố cho thấy những nam giới thường post ảnh selfies lên Facebook, Twitter và Instagram dường như càng trở nên tự yêu mình, dễ xúc động hoặc có các đặc trưng tính cách như thiếu thông cảm với người khác.

Qua xem xét những báo cáo học thuật liên quan trước đây và qua so sánh số liệu của từng nước, các nhà nghiên cứu phát hiện thấy vùng Trung Đông có tỷ lệ nghiện mạng cao nhất.

Từ 80 báo cáo học thuật nghiên cứu chứng nghiện mạng ở 31 nước trên thế giới cho thấy 49% người nghiện mạng là nam giới, tuổi bình quân của họ là 18,42.
Theo Tạp chí Tia Sáng

Các tin khác: