SpStinet - vwpChiTiet

 

Ảnh hưởng của mangan đến tính chất gang cầu pherit trạng thái đúc

Đề tài do tác giả Nguyễn Hữu Dũng thực hiện nghiên cứu ảnh hưởng của mangan đến tính chất gang cầu pherit trạng thái đúc.

Mangan là nguyên tố mang tính cabit hóa. Mangan khi tác dụng với lưu huỳnh tạo thành MnS, làm giảm bớt tác hại của lưu huỳnh khi biến tính. Khi hàm lượng Mn quá cao mangan dễ thiên tích trên biên giới hạt đặc biệt là những vật đúc thành dày, dễ hình thành tổ chức peclit tại những khu vực đó.
Các thí nghiệm được lần lượt tiến hành để xem xét ảnh hưởng của hàm lượng Mn cơ tính và tổ chức gang cầu. Hàm lượng Mn thay đổi trong khoảng 0,15% đến 0,65%.
Thí nghiệm cho thấy, khi hàm lượng Mn cao sẽ phân bố không đều trên nền kim loại làm giảm độ dẻo ở trạng thái đúc. Đồng thời mangan cũng làm tăng đáng kể độ thấm tôi của gang. Ở trạng thái đúc, hàm lượng Mn không được vượt quá giới hạn vì sẽ làm giảm thấp độ dãn dài của gang cầu pherit.
Để sản xuất được gang cầu FCD 450 theo JIS, gang phải có thành phần sau cùng tinh, hàm lượng Mn nên nhỏ hơn 0,25% ứng với chiều dày thành vật đúc từ 15-45mm. Khi nấu luyện gang cầu pherit trạng thái đúc từ phối liệu gang thỏi nên dùng khoảng 20-30% đề đạt được tỉ lệ C/Si =1,4-1,8. Giới hạn trên dùng cho các loại gang thỏi.
BH (Theo tạp chí KH&CN, số 6/07)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả