SpStinet - vwpChiTiet

 

Ảnh hưởng của môi trường đất và các chế độ phân bón khác nhau đến mật số và hoạt động hô hấp của vi sinh vật trong đất độc canh lúa cao sản

Đề tài do các tác giả Trần Quang Tuyến, Cao Văn Phụng (Viện Lúa ĐBSCL), Trần Kim Tính (ĐH Cần Thơ) thực hiện nhằm xác định quần thể vi sinh vật đất như nấm, tảo, vi khuẩn, xạ khuẩn và hoạt động hô hấp của chúng; xác định hô hấp của vi sinh vật trong đất phù sa cuối nguồn độc canh lúa (thí nghiệm N, P, K dài hạn ở Viện Lúa ĐBSCL), huyện Cờ Đỏ - TP. Cần Thơ) và đất phù sa đầu nguồn (đất độc canh lúa ở xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang), từ đó liên hệ đến sự khoáng hóa chất dinh dưỡng của chúng cung cấp cho cây trồng.

Nghiên cứu tiến hành với đất phù sa trồng 2 vụ lúa/năm chỉ bón phân hóa học (gồm 8 nghiệm thức là đối chứng, N, K, NK, P, PK, NP và NPK là các nghiệm thức của thí nghiệm N, P, K đã thực hiện tại Viện Lúa ĐBSCL 20 năm).

Theo đó, mật số vi sinh vật đất cao ở tất cả các nghiệm thức đất và đất không được bón phân hóa học thì có mật số vi sinh vật thấp hơn. Đất chỉ bón N thì có mật số vi sinh vật thấp hơn đất có bón kết hợp NK, NP và NPK. Đất bón đơn độc P thì có mật số vi sinh vật thấp hơn đất có bón kết hợp với K. Đất bón kết hợp PK có mật số vi sinh vật rất cao. Trong quần thể vi sinh vật ở đất độc canh lúa, nấm có mật số thấp nhất, tảo có mật số khá, xạ khuẩn có mật số khá cao và vi khuẩn có mật số cao nhất. Sự hô hấp phản ánh bởi hàm lượng CO2 thải ra từ vi sinh vật đất. Mẫu đất sau khi xử lý và ủ ở 1, 3, 7 và 14 ngày, hàm lượng CO2 tăng dần theo thời gian ủ. Đất Châu Phú – An Giang là đất phù sa đầu nguồn sông Cửu Long có giá trị CO2 tăng dần theo thời gian 1, 3 và 7 ngày sau khi ủ nhưng không tăng ở 14 ngày sau khi ủ. Đất phù sa cuối nguồn có giá trị CO2 tăng dần theo thời gian ủ 1, 3, 7 và 14 ngày sau khi ủ. Đất phù sa đầu nguồn và cuối nguồn có hô hấp của đất cao hơn so với đất phèn. 
LV (nguồn: TC NN&PTNT, 10/2008)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả