SpStinet - vwpChiTiet

 

Chuột cyborg - 'lực lượng đặc biệt' chống khủng bố ở Nga

Các nhà khoa học hiện công tác tại Viện Khoa học Công nghệ Sinh học Cảm thụ và Nhận dạng trực thuộc Đại học Liên bang miền Nam nước Nga ở Rostov on Don đã đề xuất việc sử dụng giác quan đánh hơi, ngửi mùi nhạy cảm của chuột để phát hiện thuốc nổ hoặc ma túy.
 
Nhờ vi mạch cấy vào não, những con chuột "siêu phàm" sẽ làm việc hiệu quả hơn chó.
 
Theo các nhà khoa học, tế bào thần kinh thụ thể của chuột chứa protein tự nhiên có thể tái tạo nhằm giúp chúng phân biệt số lượng lớn mùi vị hơn thiết bị hiện đại hoặc thậm chí chó. Và nhờ công nghệ mới này, khả năng ngửi mùi sẽ mạnh hơn bao giờ hết. Vi mạch có thể giám sát phản ứng sinh lý của chuột đối với một mùi, ngay cả khi nồng độ chất đó không đáng kể. Các tín hiệu được chuyển đến một máy tính, sau đó cơ quan thực thi phạm luật sẽ lựa chọn.
 
Tại thời điểm này, dụng cụ thí nghiệm chỉ gồm dây điện và bán dẫn được xác định bởi dây điện dài 5m. Trong tương lai xa, chuột "siêu phàm" sẽ có khả năng xác định mùi, vật thể, thậm chí thâm nhập vào những nơi khó khăn nhất. Ban đầu, hệ thống sẽ chỉ gồm những hộp chứa đầy chuột và dây điện, nhưng các nhà khoa học của Nga đã sẵn sàng vượt qua thử thách.
 
Một khó khăn nữa mà các nhà khoa học phải giải quyết là phải hiểu "sự kiện" xảy ra trong não chuột khi nó cảm nhận một mùi cụ thể, và sau đó xác minh chính xác phản ứng xung não đối với thiết bị nổ. Thực tế rất khó khăn để giúp chuột được gắn vi mạch tránh khỏi kích thích bên trong so với những điều kiện bên ngoài của đời sống thực tế.
 
Ở Tanzania, Mozambique, Thái Lan, Angola, và Campuchia, chuột đồng châu Phi đã được sử dụng rà phá bom, mìn. Ở Columbia, người ta cũng sử dụng chuột thí nghiệm để tìm kiếm bom, mìn. Ở Hà Lan, chuột truy tìm dấu vết thuốc súng, trong khi ở Israel chuột giúp cảnh sát kiểm tra hành lý tại sân bay. Chuột được huấn luyện bằng cách gây sợ hãi và đau đớn, chẳng hạn sốc điện hoặc bằng thức ăn. Khi chúng phát mùi mong muốn, chuột sẽ chui vào lỗ hoặc đứng lên bằng 2 chân sau.
 
Ba nhóm chuyên gia hiện đang cùng thực hiện dự án này: Các nhà sinh lý học đang huấn luyện chuột nhận dạng ma túy và chất nổ; các kỹ sư đang hoàn thiện thiết bị hỗ trợ và các chuyên gia lập trình máy tính đang tạo ra thuật toán để nghiên cứu kết quả. Thuật toán này sẽ giúp các nhà khoa học thu thập dữ liệu, cũng như số liệu thống kê phản ứng xung não của chuột đối với nhiều loại mùi khác nhau.
 
Ngoài ra, chuột và động vật gặm nhấm cùng họ có thể được huấn luyện để phản ứng với một loại mùi duy nhất. Một đội quân chuột "siêu phàm" sẽ thật sự cần thiết trong cuộc chiến chống tội phạm ma túy, thậm chí khủng bố hiện nay. 
 
Tuy nhiên, sử dụng chuột sẽ có chi phí khá lớn vì tuổi thọ của chúng rất ngắn: "Từ 2 đến 3 tháng là khoảng thời gian cần thiết để huấn luyện chuột phản ứng với một loại chất cụ thể, trong khi tuổi thọ chuột thí nghiệm chỉ khoảng 1 năm. Chúng tôi không thể sử dụng chuột quá non, còn những con chuột già đã đánh mất khứu giác của chúng", ông Medvedev, Giám đốc phòng thí nghiệm chia sẻ.
 
Ảnh minh hoạt: Chuột "siêu phàm" của Nga sẽ được trang bị thiết bị hiện đại hỗ trợ, tăng khả năng nhận biết mùi thuốc nổ và ma túy hiệu quả hơn... chó.

Các nhà khoa học Nga đang lên kế hoạch phát triển hệ thống mô hình kỹ thuật sinh học vào giữa năm 2016. Bộ Y tế và Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga rất quan tâm đến dự án. Chuột cũng có khả năng phát hiện nhiều loại  bệnh dựa theo mùi, và thường ở giai đoạn sớm nhất khi bệnh đó chưa tiến triển xấu. Đặc biêt, chuột rất nhạy cảm với bệnh lao và ung thư phổi.
 
Ngoài ra, chuột có thể được sử dụng để tìm kiếm nạn nhân trong tình huống khẩn cấp. Tuy nhiên, các nhà khoa học Nga cho biết, bây giờ chỉ có thể mơ ước chuột được dạy để phân biệt mùi của một người đang còn sống với mùi thi thể người gặp nạn trong một khoảng thời gian nhất định.
 
Nguồn: tienphong.vn

Các tin khác: