SpStinet - vwpChiTiet

 

Phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản đối với các mỏ vật liệu xây dựng tỉnh Bình Thuận

Trong khuôn khổ dự án “Định hướng các phương án phục hồi môi trường tại các khu vực đã và đang khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận” do Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận chủ trì, nhóm nghiên cứu Hoàng Thị Thanh Thủy (Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP.HCM), Nguyễn Hải Âu (Viện Môi trường và Tài nguyên) thực hiện, các phương án phục hồi môi trường (PHMT) đã được đề xuất cho nhóm khoáng sản vật liệu xây dựng của tỉnh Bình thuận (đá xây dựng, đất bồi nền và sét gạch ngói).

PHMT sau khai thác khoáng sản là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác mỏ. Các văn bản pháp lý chưa đầy đủ, công tác quản lý giám sát hoạt động khai thác theo thiết kế mỏ còn nhiều hạn chế và ý thức thực hiện công tác PHMT của các đơn vị khai thác không cao dẫn đến rất nhiều mỏ đã kết thúc khai thác nhưng chưa tiến hành công tác PHMT, gây ô nhiễm môi trường và giảm chức năng sử dụng đất sau khai thác cho các mục đích sử dụng khác.

Các mỏ khai thác khoáng sản thường phân bố thành từng cụm, do vậy để thực hiện công tác PHMT hiệu quả cần phải có giải pháp PHMT tổng thể cho từng cụm trước khi tiến hành cấp phép khai thác. Trong thực tế cho thấy, phương án PHMT cho từng mỏ riêng lẻ chỉ mang tính chất cục bộ và thiếu tính khả thi. Mặt khác, các mỏ được cấp phép khai thác có tuổi thọ tối đa đến 30 năm, trong khi đó các quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch các ngành chỉ được thực hiện trong 5 năm và định hướng cho 10 năm tới. Điều này dẫn đến công tác thẩm định các dự án PHMT gặp nhiều khó khăn.

Đa số các mỏ khai thác không theo thiết kế khai thác, dự án PHMT lại được xây dựng dựa trên thiết kế cơ sở dẫn đến phương án PHMT đề xuất không thể thực hiện được hoặc số tiền ký quỹ quá thấp so với thực tế tiến hành công tác PHMT sau khai thác. Do vậy, ngoài các giải pháp kỹ thuật được đề xuất, các giải pháp về quản lý nhà nước (thanh tra, kiểm tra) cần được thực hiện một cách nghiêm túc, tránh các trường hợp khai thác sai thiết kế và không thể tiến hành phương án PHMT đã đề xuất. Các phương án đề xuất được xây dựng trên cơ sở đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cho của địa phương và sử dụng hiệu quả quỹ đất sau khi kết thúc khai thác khoáng sản.
LV (nguồn: HN ĐH Tài nguyên và Môi trường TP.HCM lần 1)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả