SpStinet - vwpChiTiet

 

Liệu pháp phục hồi tế bào gốc thành công trong thực nghiệm trên động vật

Liệu pháp tế bào gốc có thể khiến những mô bị tổn thương hay bị lão hóa có thể tái tạo được. Các nhà khoa học thuộc Đại học South Wales (Úc) mới đây đã thành công trong thực nghiệm trên cơ thể động vật. Liệu pháp phục hồi tế bào gốc này được kỳ vọng trong vài năm nữa sẽ trở thành hiện thực.

Nguyên lý của phương pháp phục hồi này giống như việc tái tạo chân tay ở con kỳ giông, có thể phục hồi nhiều loại mô khác nhau. Các nhà khoa học nhận định, liệu pháp này có thể thay đổi phương pháp trị liệu tái sinh hiện nay trong y học.

Trong một nghiên cứu mới nhất, nhóm nghiên cứu đã lấy tế bào từ xương và tế bào trong mỡ, rồi biến chúng thành tế bào gốc đa năng iMS. Các nhà khoa học tổng hợp 5-AZA (5-azacytidine) với PDGF-AB (yếu tố tăng trưởng trong tiểu cầu) xử lý khoảng 2 ngày, rồi xử lý riêng yếu tố tăng trưởng trong 2-3 tuần, và tiêm vào bộ phận mô bị tổn thương khiến chúng phát triển tạo thúc đẩy các mô phát triển và phục hồi.

Công nghệ mới này là một bước đột phá cơ bản, bởi vì iMS có thể tạo thành nhiều loại mô khác nhau. Được biết, rất nhiều liệu pháp tế bào gốc khác vẫn trong quá trình nghiên cứu và tồn tại nhiều điểm thiếu sót, ví dụ như tế bào gốc phôi không thể dùng để hồi phục mô tổn thương, vì vậy sẽ biến chứng thành khối u. Và việc dùng virus để tạo ra tế bào gốc thì không được tiếp nhận trong lâm sàng. Do vậy, công nghệ mới này được đánh giá là một bước tiến bộ mới, nó có thể khắc phục được những vấn đề trên.

Các nhà khoa học cho biết, phương pháp mới này đạt được nhiều ưu điểm trong việc điều trị chấn thương ở lưng, cổ, đĩa đệm và trong điều trị thoái hóa cơ bắp, nó có khả năng thúc đấy xương và khớp phục hồi sau khi phẫu thuật. Năm 2017, nhóm nghiên cứu dự kiến sẽ bắt đầu thực hiện thử nghiệm trên cơ thể người.
Nguồn: khoahocvacongnghevietnam.com.vn

Các tin khác: