SpStinet - vwpChiTiet

 

Ôxy suy giảm nghiêm trọng trong các đại dương

Lượng ôxy hòa tan trong nước biển, vốn là một trong các chỉ dấu đánh giá "sức khỏe" của các đại dương. Khi xem xét dữ liệu về các đại dương trong hơn 50 năm qua, các nhà nghiên cứu tại Học viện Công nghệ Georgia đã phát hiện mức độ ôxy hòa tan trong nước biển đã bắt đầu sụt giảm từ những năm 1980, cùng với sự gia tăng nhiệt độ của các đại dương.

"Ôxy trong đại dương rất linh hoạt, nồng độ của nó thay đổi theo sự biến đổi của khí hậu", Taka Ito, giáo sư của Học viện Công nghệ Georgia, người dẫn đầu nghiên cứu cho biết. "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ thất thoát ôxy toàn cầu vượt quá mức độ biến thiên tự nhiên".

Nghiên cứu được công bố vào tháng Tư trong tạp chí Geophysical Research Letters, được tài trợ bởi Quỹ Khoa học Quốc gia và Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (Mỹ). Nhóm nghiên cứu gồm các nhà nghiên cứu của Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu Khí quyển, Đại học Washington-Seattle, và Đại học Hokkaido ở Nhật Bản.

Mức oxy giảm trong nước có khả năng ảnh hưởng đến môi trường sống của các sinh vật biển trên toàn thế giới, gây ra hiện tượng thiếu ôxy thường xuyên hơn trong những năm gần đây, làm chết hoặc là tác nhân gây ra quá trình di chuyển các quần thể cá, cua và nhiều sinh vật khác.

Các nhà nghiên cứu đã dự đoán rằng, nhiệt độ nước tăng sẽ ảnh hưởng đến lượng ôxy trong các đại dương, vì nước ấm có khả năng giữ ít khí hòa tan hơn so với nước lạnh. Tuy nhiên, dữ liệu cho thấy lượng ôxy trong các đại dương giảm nhanh hơn so với nhiệt độ nước tương ứng.

Theo GS. Ito, "Xu hướng giảm ôxy nhanh hơn 2-3 lần so với dự đoán của chúng tôi về mức độ giảm ôxy hòa tan so với mức độ nóng lên của đại dương. Điều này có thể là do sự thay đổi trong các dòng chảy và pha trộn của đại dương do sự nóng lên của lớp nước mặt và sự tan chảy băng ở các cực."

Phần lớn ôxy trong đại dương được hấp thụ từ khí quyển ở lớp nước mặt hoặc được tạo ra bởi quá trình quang hợp các thực vật phù du. Dòng nước biển, sau đó sẽ trộn lẫn nước có mật độ ôxy cao với nước tầng đáy. Tuy nhiên, nhiệt độ nước biển tăng lên trong khu vực nước mặt đã làm cho nó linh động hơn, nên khó hòa trộn các vùng nước ấm bên trên với các vùng nước lạnh hơn bên dưới. Việc tan băng ở các cực đã đưa thêm lượng nước ngọt vào bề mặt đại dương, cũng tạo ra thêm yếu tố cản trở sự hòa trộn tự nhiên, dẫn đến sự phân tầng đại dương gia tăng.

GS. Ito cho biết: "Sau giữa những năm 2000, xu hướng này đã trở nên rõ ràng, nhất quán và có ý nghĩa thống kê - vượt quá sự biến động của năm; đặc biệt rõ ràng ở các vùng nhiệt đới, phía đông của mỗi lưu vực và khu vực cận cực Bắc Thái Bình Dương."

Trong một nghiên cứu trước đây, Ito và các nhà nghiên cứu khác đã khám phá ra nguyên nhân gây ra sự sụt giảm ôxy trong nước ở khu vực nhiệt đới Thái Bình Dương: dòng không khí ô nhiễm lan từ khu vực Đông Á ra đại dương lớn nhất thế giới đã gây ra sự sụt giảm ôxy ở vùng biển nhiệt đới cách xa hàng ngàn dặm.

TK. (Theo sciencedaily.com)

Các tin khác: