Dùng thủy sinh thực vật trong xử lý nước thải chế biến thủy sản
16/11/2015
KH&CN trong nước
KH&CN trong nước
Theo các tác giả, khác với vi khuẩn trong việc làm sạch nước thải, các loài thực vật thủy sinh như tảo, rong đuôi chó, rong xương cá, lau sậy, các loại bèo... có rễ thân tạo điều kiện cho vi sinh vật bám vào mà không bị chìm xuống đáy, cùng tán lá che chắn các tia tử ngoại của ánh nắng để vi khuẩn khỏi chết. Chúng cung cấp oxy cho vi khuẩn hiếu khí, tạo điều kiện cho vi khuẩn hoạt động tốt hơn. Vai trò chính của tảo và thực vật là khử nguồn nitrogen amon hoặc nitrat cùng nguồn phosphat có trong nước.
Do đặc điểm nước thải của các nhà máy chế biến thủy sản chứa nhiều protein và lipid, vì thế công nghệ xử lý thích hợp là bùn hoạt tính và ao thông khí (còn gọi là ao hồ hiếu khí). Ao hồ hiếu khí là loại ao nông 0,3 - 0,5 m, có quá trình oxy hóa chất bẩn hữu cơ chủ yếu nhờ vi sinh vật hiếu khí.
Một số loại thủy sinh thực vật có thể kể đến như:
- Thủy thực vật sống chìm: tiêu biểu như Blyxa aubertii, Myriophyllum spicatum... loại này phát triển dưới mặt nước và chỉ phát triển được ở các nguồn nước có đủ ánh sáng. Nhược điểm của chúng là sẽ gây nên các tác hại như làm tăng độ đục của nguồn nước, ngăn cản sự khuếch tán của ánh sáng vào nước. Do đó, các loài thủy sinh thực vật này không hiệu quả trong việc làm sạch các chất thải.
- Thủy thực vật sống trôi nổi: tiêu biểu như Salvinia spp, Wolfia arrhiga... rễ của chúng không bám vào đất mà lơ lửng trên mặt nước, thân và lá phát triển trên mặt nước. Rễ của chúng tạo điều kiện cho vi khuẩn bám vào để phân hủy các chất thải.
- Thủy thực vật sống nổi: Scirpus spp, Typha spp... loại này có rễ bám vào đất nhưng thân và lá phát triển trên mặt nước. Loại này thường sống ở nơi có chế độ thủy triều ổn định.
Nguồn: khoahocphothong.com.vn