SpStinet - vwpChiTiet

 

Cấu trúc sinh khối cây cá thể và quần thể rừng đước tại Cà Mau

Đước (Rhizophora apiculta Blume) là loài cây chính của rừng ngập mặn, tập trung chủ yếu ở khu vực phía Nam nước ta, đặc biệt là ở tỉnh Cà Mau. Vai trò sinh thái môi trường của rừng ngập mặn trong việc hấp thụ CO2 và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính đã được cộng đồng quốc tế và Việt Nam đặc biệt quan tâm trong những năm gần đây.

Nhằm góp phần vào việc xác định khả năng tích lũy carbon và vai trò sinh thái môi trường của rừng ngập mặn, tác giả Nguyễn Thị Hà (Đại học Lâm nghiệp) và Viên Ngọc Nam (Đại học Nông Lâm TP.HCM) đã tiến hành  nghiên cứu “Cấu trúc sinh khối cây cá thể và quần thể rừng đước tại Cà Mau”.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ sinh khối thân khô của cây đước chiếm bình quân là 74,5%, biến động 60,8–93,4% của tổng sinh khối; tỉ lệ sinh khối cành khô là 15,7%, biến động 3,3–26,4%; sinh khối rễ là 7,4%, biến động 74,2–84,2%; sinh khối của cành trung bình chiếm 10,5%, biến động 7,5–12,4%; sinh khối rễ chiếm 5,4%, biến động 4,4–6,4%; sinh khối lá chiếm 4,6%, biến động 3,6–6,1%.

Tổng sinh khối của quần thể trung bình đạt 119,1 tấn/ha, tăng dần từ cỡ kính nhỏ đến cỡ kính lớn (49,6–357,4 tấn/ha). Tổng sinh khối của quần thể ở cấp tuổi I là 86,1 tấn/ha, cấp tuổi II là 162 tấn/ha, cấp tuổi III là 207,7 tấn/ha, cấp tuổi IV là 276,1 tấn/ha, cấp tuổi V là 321,4 tấn/ha và trên cấp tuổi VI là 357,1 tấn/ha. Mật độ cây trong quần thể nhiều không ảnh hưởng lớn đến tổng sinh khối quần thể mà chủ yếu phụ thuộc vào sự bố trí không gian hợp lý trong quần thể. Cấu trúc sinh khối của quần thể đa số là một đỉnh và tương đối chuẩn ở cấp tuổi II, IV, V; ở cấp tuổi IV (rừng 30 năm trở lên) có cấu trúc phân hóa nhiều đỉnh và cấu trúc rừng không bền vững.

Nghiên cứu đã đóng góp một phần đáng kể trong việc cung cấp số liệu về cấu trúc và mô hình ước tính sinh khối của rừng, làm cơ sở khoa học cho việc định giá rừng thông qua giá trị dịch vụ môi trường. Kết quả nghiên cứu còn cung cấp thông tin trong việc tham gia các dự án có liên quan đến giảm phát thải từ mất rừng, suy thoái rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trong tương lai.
Nguồn: Tạp chí NN&PTNT, số 1/2016

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả