SpStinet - vwpChiTiet

 

Đo sức sáng tạo năm 2017

"Đổi mới sáng tạo là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong nền kinh tế toàn cầu ngày càng dựa trên tri thức, nhưng đầu tư nhiều hơn nữa là cần thiết để giúp thúc đẩy sự sáng tạo của con người và tăng trưởng kinh tế. Đổi mới sáng tạo có thể giúp tăng trưởng kinh tế cao trong ngắn và dài hạn", phát biểu của ông Francis Gurry, Tổng Giám đốc WIPO, tại Lễ công bố Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu (Global Innovation Index - GII) 2017

Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu năm 2017

Ngày 15/6/2017 tại Geneva, Thụy Sĩ, Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) kết hợp với Đại học Cornell (Mỹ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) đã công bố báo cáo GII năm 2017. Đây là lần thứ 10 liên tiếp, GII được công bố nhằm đưa ra các đánh giá về trình độ đổi mới sáng tạo (ĐMST) của mỗi quốc gia một cách toàn diện nhất.

GII 2017 được tổng hợp từ 81 chỉ số, chia theo 7 trụ cột. Trong đó, 5 trụ cột đầu tiên thuộc “Nhóm chỉ số đầu vào” gồm: thể chế, nguồn nhân lực và nghiên cứu, cơ sở hạ tầng, trình độ phát triển của thị trường, trình độ phát triển kinh doanh, và 2 trụ cột thuộc “Nhóm chỉ số đầu ra” gồm: sản phẩm của tri thức và công nghệ, và sản phẩm sáng tạo.

Các nền kinh tế có thu nhập cao chiếm giữ 20 thứ hạng đầu bảng, Thụy Sĩ vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về năng lực sáng tạo, vị trí mà nước này giữ vững thứ hạng GII trong 7 năm qua; kế đến là Thụy Điển và Hà Lan; Vương quốc Anh tiếp tục tụt hạng, đứng vị trí thứ năm. Các nước khu vực Đông Á thăng hạng gồm có: Nhật Bản vị trí 14 (năm 2016 là 16); Trung Quốc đạt vị trí 22 (năm 2016 là  25), đây là nền kinh tế có thu nhập trung bình đầu tiên xuất hiện trong top 25 (Bảng 1, Bảng 2).

 

Bảng 1: 25 nền kinh tế đứng đầu bảng xếp hạng GII 2017

Thứ hạng năm 2017

Quốc gia (Thứ hạng năm 2016)

Thứ hạng năm 2017

Quốc gia (Thứ hạng năm 2016)

1.

Thụy Sĩ (1)

14.

Nhật (16)

2.

Thụy Điển (2)

15.

Pháp (18)

3.

Hà Lan (9)

16.

Hong Kong (14)

4.

Mỹ (4)

17.

Israel (21)

5.

Vương Quốc Anh (3)

18.

Canada (15)

6.

Đan Mạch (8)

19.

Na Uy (22)

7.

Singapore (6)

20.

Áo (20)

8.

Phần Lan (5)

21.

New Zealand  (17)

9.

Đức (10)

22.

Trung Quốc (25)

10.

Ireland  (7)

23.

Úc (19)

11.

Hàn Quốc (11)

24.

Cộng hòa Czech (27)

12.

Luxembourg  (12)

25.

Estonia (24)

13.

Iceland (13)

 

 

Nguồn:WIPO

Bảng 2: Thay đổi thứ hạng Top 10 GII các năm gần đây

Nguồn:WIPO

Từ những năm 80, Singapore  cùng với Hong Kong (Trung Quốc), Hàn Quốc được xem là những “con hổ” châu Á. Các nước khác trong khu vực như  Indonesia,

Philippines, Thái Lan và Việt Nam hiện nay được xem là đang trỗi dậy thành những “con hổ châu Á mới”. Các nước này ngày càng tham gia vào nhiều hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu, và cải tiến các hoạt động sáng tạo. Khu vực ASEAN đang tích cực cải thiện hệ sinh thái ĐMST. Singapore duy trì vị trí trong Top 10 GII  trong nhiều năm qua và đứng đầu bảng trong khu vực ASEAN, tuy nhiên, năm 2017 Singapore lại bị tụt hạng. Malaysia và Campuchia cũng tụt hạng so với năm 2016. Việt Nam, đứng thứ ba trong khu vực ASEAN, được ông Francis Gurry, Tổng giám đốc WIPO đánh giá là có “kết quả tốt trong bảng xếp hạng toàn cầu, trong số các nước có mức thu nhập trung bình thấp và cả trong khu vực Đông Nam Á” (Bảng 3, BĐ 1, BĐ 2).


                           Bảng 3: Xếp hạng GII của một số nước khu vực ASEAN

STT

Quốc gia

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

1

 Singapo

7

7

6

7

2

 Malaysia

33

32

35

37

3

 Việt Nam

71

52

59

47

4

 Thái Lan

48

55

52

51

5

 Philippine

100

83

74

73

6

 Indonesia

87

97

88

87

7

 Campuchia

106

91

95

101

8

Brunei

88

71

Nguồn: WIPO

BĐ 1: Một số chỉ số nhóm đầu vào GII của các nền kinh tế Đông Nam Á, năm 2017

 

BĐ 2: Một số chỉ số nhóm đầu ra GII của các nền kinh tế Đông Nam Á, năm 2017

Nhiều năm trước đây, GII của Việt Nam luôn có thứ hạng trên 70. Kể từ năm 2014 đã có chiều hướng tăng hạng: năm 2015 tăng ấn tượng lên 52, năm 2016 là 59 và hiện nay là 47 trên tổng số 127 nước và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao nhất mà Việt Nam có được từ trước đến nay. Ấn tượng nhất là trụ cột “Trình độ phát triển của thị trường” tăng 30 bậc, từ vị trí 64 (năm 2016) lên vị trí 34 (năm 2017), trụ cột “Đầu ra công nghệ và tri thức” tăng 11 bậc, từ vị trí 39 lên 28, trụ cột  “Cơ sở hạ tầng” tăng 13 bậc, từ 90 lên 77. Bên cạnh đó, xét về hiệu quả ĐMST, Việt Nam đang đứng thứ 10 thế giới. Việt Nam còn đứng vị trí dẫn đầu về chỉ số GII 2017 trong số các nước có thu nhập trung bình thấp (Bảng 4).

Bảng 4: Thứ hạng các chỉ số ĐMST của Việt Nam

 

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

(vị trí từng chỉ tiêu nhánh/141 nước và vùng lãnh thổ)

(vị trí từng chỉ tiêu nhánh/128 nước và vùng lãnh thổ)

(vị trí từng chỉ tiêu nhánh/127 nước và vùng lãnh thổ)

Nhóm chỉ tiêu nhánh đầu vào của ĐMST

100

78

79

71

  • Thể chế/Tổ chức

121

101

93

87

  • Nguồn nhân lực, nghiên cứu

89

78

74

70

  • Cơ sở hạ tầng

99

88

90

77

  • Trình độ phát triển của thị trường

92

67

64

34

  • Trình độ phát triển kinh doanh

59

40

72

73

Nhóm chỉ tiêu nhánh đầu ra của ĐMST

47

39

42

38

  • Đầu ra công nghệ và tri thức

49

28

39

28

  • Đầu ra sáng tạo

58

62

52

52

Tỷ lệ hiệu quả ĐMST

5

9

11

10

Chỉ số ĐMST

71

52

59

47

Nguồn: WIPO

 

Thành phố Toàn cầu

Liên quan đến hoạt động sáng tạo, Công ty tư vấn A.T. Kearney hàng năm công bố đánh giá xếp hạng Thành phố toàn cầu (GCI - Global Cities Index) và Thành phố toàn cầu triển vọng (GCO - Global Cities Outlook). Theo A.T. Kearney, GCI là thành phố có hệ sinh thái thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và sáng tạo, phải là nơi thu hút, duy trì và tập hợp tốt nhất các nguồn vốn, nhân lực và ý tưởng; và GCO là thành phố có viễn cảnh trở thành một thành phố nổi bật nhất thế giới.

Năm 2017, A.T. Kearney đã tiến hành phân tích 128 thành phố trên thế giới để xếp hạng (đây là năm thứ 7 thực hiện việc phân tích xếp hạng này). Xếp hạng GCI dựa trên 5 yếu tố: hoạt động kinh doanh (hệ sinh thái khởi nghiệp, thu hút vốn đầu tư, trụ sở các hãng toàn cầu, công ty dịch vụ hàng đầu thế giới…), nguồn nhân lực (dân số, xếp hạng các trường đại học, số sinh viên nước ngoài, trường học quốc tế…), trao đổi thông tin (các hãng thông tấn, khả năng tiếp cận tin tức truyền hình, internet…), kinh nghiệm văn hóa (số viện bảo tàng, hoạt động nghệ thuật, sự kiện thể thao…); và mức độ ràng buộc chính trị (trụ sở tổ chức quốc tế, sứ quán, lãnh sự quán, cơ quan nghiên cứu…). Xếp hạng GCO dựa trên 4 yếu tố: hạnh phúc cá nhân, kinh tế (đầu tư dài hạn, môi trường, hạ tầng...),  sáng tạo (khả năng sáng tạo, môi trường,...)  và chính quyền (các chính sách và thực hiện chính sách).

Trong 25 thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng GCI 2017, đa số là các thành phố của Mỹ và châu Âu. Châu Á có các đại diện là Tokyo (4/128), Hồng Kông (5/128), Singapore (6/128), Bắc Kinh (9/128),  Seoul (12/128), Thượng Hải (19/128).  Mười thành phố thuộc top đầu GCI năm 2016 tiếp tục vị trí dẫn đầu năm 2017 nhưng New York đã giành vị trí số 1 của London (BĐ3).  

BĐ 3: 25 thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng GCI 2017

Trong 25  thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng GCO 2017, San Francisco đứng đầu bảng, kế đến là New York.  Khu vực châu Á, chỉ có Singapore và Tokyo xuất hiện trong danh sách này; Hồng Kông, Singapore, Bắc Kinh,  Seoul và Thượng Hải không có mặt, dù các thành phố này được nêu tên trong Top 25 GCI 2017 (BĐ4). Các thành phố có mặt đồng thời Top 25 GCI 2017 và Top 25 GCI 2017 được thể hiện trong bảng  5.

BĐ 4: 25 thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng GCO 2017

Bảng 5: Các thành phố có mặt đồng thời Top 25 GCI 2017 và Top 25 GCI 2017

Khu vực Đông Nam Á có 6 thành phố xuất hiện trong bảng xếp hạng Thành phố toàn cầu năm 2017.  Singgapore dẫn đầu khu vực trong xếp hạng GCI và GCO; Bangkok đứng thứ  2 xếp hạng GCI (41/128),  nhưng đứng thứ 5 GCO (83/128); TP. Hồ Chí Minh đứng thứ  6  xếp hạng GCI (76/128) và GCO đứng thứ 3 (74/128) trên Manila, Bangkok và Jakarta  (Bảng 6).

Bảng 6: Các thành phố khu vực Đông Nam Á trong bảng xếp hạng Thành phố toàn cầu năm 2017

Thứ tự

Thành phố

Xếp hạng GCI

Xếp hạng GCO

2017

2016

So sánh

2017 và 2016

2017

2016

So sánh

2017 và 2016

1.

Singapore 

6

8

+2

11

17

+6

2.

Bangkok

41

41

0

83

89

+6

3.

Kuala lumpur

49

49

0

53

54

+1

4.

Jakarta

56

56

0

109

110

1

5.

Manila

66

59

-7

75

74

-1

6.

TP. Hồ Chí Minh

76

76

0

74

97

+23

Nguồn: A.T. Kearney Global Cities 2017.

Anh Tùng (CESTI)

Các tin khác: