SpStinet - vwpChiTiet

 

Họp Ban chỉ đạo Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam”

Ngày 18/01/2017, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam”

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh tham dự và chủ trì cuộc họp. Tham dự họp có Bà Akiko Fujii, Phó Giám đốc quốc gia Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam; đại diện một số đơn vị chức năng của Bộ KH&CN và Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Viện, trường gồm Viện Vật liệu xây dựng, Viện KHCN Xây dựng, Trường Đại học Xây dựng; các nhà sản xuất, chế tạo thiết bị và sản xuất sản phẩm gạch không nung; các chuyên gia tư vấn của Dự án.

Thứ trưởng Trần Quốc Khánh và Bà Akiko Fujii - Phó Giám đốc quốc gia UNDP chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu.

Đến nay qua nửa kỳ thực hiện, Dự án đã thực hiện được 25/27 kết quả đầu ra, trong đó đã hoàn thành 16/27 kết quả đầu ra và 9/20 chỉ tiêu, với những kết quả nổi bật trên cả 04 hợp phần thực hiện.

Bước đầu, Dự án đã hỗ trợ kỹ thuật để bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng không nung (VLXDKN) ngày càng được hoàn thiện, cụ thể là Nghị định 24a/2016/NĐ-CP, Thông tư 13/2017/TT-BXD, Nghị định 139/2017/NĐ-CP và 03 TCVN về gạch bê tông khí chưng áp và gạch nhẹ. Khuôn khổ pháp lý được hoàn thiện đã từng bước góp phần loại bỏ các rào cản, cản trở để đưa GKN được sử dụng rộng rãi trong các công trình xây dựng. Bên cạnh đó, dự án cũng đã hỗ trợ 11 tỉnh/thành phố đã ban hành các quy hoạch/ hoạch/chính sách để xóa bỏ các lò gạch đất nung và phát triển VLXKN.

Hợp phần nâng cao năng lực kỹ thuật cho các đối tượng liên quan được nhiều địa phương hưởng ứng và đánh giá tích cực. Lần đầu tiên các tài liệu đào tạo về gạch không nung được biên soạn và đưa vào đào tạo rộng rãi, đã tác động trực tiếp đến nhận thức, kiến thức của tất cả các đối tượng liên quan trong việc thực hiện Chương trình 567 của Chính phủ về phát triển VLXKN. Đến nay, dự án đã tổ chức được 21 khóa đào tạo, phổ biến kiến thức cho các đối tượng liên quan với trên 1.475 học viên của 50/63 tỉnh/thành phố tham dự.

03 dự án trình diễn và 11 dự án nhân rộng đã được thực hiện đã đúc kết những bài học thành công về việc lựa chọn công nghệ, dây chuyền thiết bị, quản lý chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế - xã hội, có giá trị truyền thông và phổ biến nhân rộng. Điển hình như các dự án gạch không nung tại Nhà máy xi măng Lưu Xá tỉnh Thái Nguyên, Công ty Thanh Phúc, TP Hải Phòng; Công ty CP Đầu tư Hồng Hoàng Hồng, TP Đà Nẵng; Công ty TNHH vật liệu BATA, tỉnh Hà Nam. Đồng thời, hỗ trợ các tỉnh/thành phố và Hội Vật liệu xây dựng thực hiện 15 Hội nghị sơ kết vật liệu xây dựng/hội thảo kỹ thuật trên phạm vi toàn quốc nhằm quảng bá công nghệ sản xuất và hướng dẫn sử dụng VLXKN với sự tham gia khoảng 1.500 đại biểu.

Dự án cũng đã thành công trong việc kết nối có hiệu quả nhà đầu tư sản xuất với các nhà sản xuất, cung cấp thiết bị uy tín trong nước và ngoài nước, đồng thời huy động sự phối hợp tham ra tích cực của các tổ chức tài chính, tín dụng như Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Ngân hàng Vietinbank,... Kết quả tác động rất tích cực, điển hình như các nhà chế tạo, cung cấp thiết bị trong nước như Công ty Thanh Phúc, Công ty Đức Thành, Công ty DMC trong hai năm 2016 và 2017 đã cung cấp ra thị trường trên 125 dây chuyền, thiết bị các loại. Dự án đã huy động và thúc đẩy sự vào cuộc tích cực của các cơ quan trung ương và địa phương, các đối tác tham gia thực hiện dự án. Tổng kinh phí thực hiện từ các cơ quan đồng tài trợ, các đối tác trong nước đã đạt trên 44 triệu Đô-la Mỹ.

Phát biểu tại cuộc họp, Bà Akiko Fujii, Phó giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam đã đánh giá cao về những kết quả đã đạt được của Dự án và tin rằng các kết quả của dự án đã đóng góp được rất nhiều cho các mục tiêu của Việt Nam về giảm phát thải khí nhà kính, Chiến lược phát triển bền vững, tạo cơ hội việc làm mới trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.

Trong phần kết luận, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Quốc Khánh đã chỉ đạo các nhiệm vụ chính cần thực hiện trong năm 2018 là tiếp tục bổ sung các TCVN về Tấm tường vách ngăn bê tông khí chưng áp; nghiên cứu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thực hiện Quyết định 452/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong đó đặc biệt quan tâm đến sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng và trong các công trình xây dựng; tiếp tục chương trình đào tạo, mở rộng nội dung, đối tượng được đào tạo, nghiên cứu đưa nội dung vật liệu xây không nung vào giảng dạy tại hệ thống các trường đào tạo; đẩy mạnh hỗ trợ kỹ thuật cho các dự án đã và đang có kế hoạch đầu tư sản xuất gạch; thúc đẩy trình diễn và phổ biến kỹ thuật xây gạch không nung trong các công trình xây dựng; hỗ trợ nâng cao năng lực cho các nhà máy chế tạo thiết bị gạch không nung trong nước thông qua hoạt động của dự án, đồng thời huy động sự hỗ trợ từ các Chương trình nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ của Bộ KH&CN và Bộ Xây dựng; thực hiện chiến lược truyền thông rộng rãi với nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức về gạch không nung tới mọi đối tượng có liên quan.
 

Ngày 19/9/2014, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1686/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục Dự án “Tăng cường sản xuất và sử dụng gạch không nung ở Việt Nam” do UNDP tài trợ không hoàn lại từ nguồn viện trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và giao cho Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan chủ quản dự án, Bộ Xây dựng là cơ quan đồng thực hiện.

Mục tiêu tổng quát của dự án là giảm mức phát thải nhà kính hàng năm bằng cách giảm dần việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đất màu để làm gạch thông qua việc tăng cường sản xuất, mua bán và sử dụng gạch không nung.

 

Nguồn: most.gov.vn

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả