Nội dung chính của phương pháp bao gồm: xác định chế độ làm việc của thiết bị thu góp mẫu; chế độ chiết làm giàu H-3; kỹ thuật tạo mẫu với chất nhấp nháy lỏng; điều kiện đo -3; xây dựng đường cong chuẩn hiệu suất ghi; phương pháp tính toán hàm lượng, sai số hàm lượng, xác định giới hạn phát hiện H-3 trong không khí.
Trên cơ sở các nội dung trên đây, qui trình phân tích xác định hoạt độ của H- trong không khí đã được xây dựng đảm bảo chất lượng, tin cậy và hoàn toàn có thể triển khai áp dụng trong thực tiễn. Hiệu suất thu góp mẫu trung bình là 74,82%. Sai số của hoạt độ của H-3 nhỏ hơn 11%. Giới hạn phát hiện H-3 trong không khí của phương pháp l 4mBq/m3 khi thu góp mẫu trong khoảng thời gian 15 ngày, thể tích mẫu thu được khoảng 10m3 không khí (hay 10.000 lít không khí), thời gian đo mỗi mẫu là 1.000 phút.
Qui trình này đã được khẳng định qua việc áp dụng thực tiễn để phân 24 mẫu khí ở Hà Nội trong 1 năm tròn thu góp từ 11/201 đến 10/2014 (12 mẫu thu góp vào mùa khô và 12 mẫu thu góp vào mùa mưa). Kết quả cho thấy:
- Hoạt độ phóng xạ thấp nhất của H-3 trong 24 mẫu đã được phân tích là 13,42 mBq/m3. Hoạt độ trung bình tháng thấp nhất thuộc tháng 3/2014 và là 16,84 mBq/m3.
- Hoạt độ phóng xạ cao nhất là 38,15 mBq/m3. Hoạt độ trung bình tháng cao nhất thuộc tháng 10/2014 và là 31,94 mBq/m3.
- Hoạt độ phóng xạ trung bình theo tháng là 22,39 mBq/m3 với độ lệch chuẩn là 4,84 mBq/m3. Giá trị này lớn hơn giá trị MDA 5,6 lần đương đương mức phông H-3 của một số nước.
Kết quả phân tích hoạt độ phóng xạ của H- trong không khí đã được so sánh với hoạt độ H- trong nước mưa ở Hà nội được quan trắc trong cùng một thời gian. Sự tương quan giữa 2 số liệu chưa được thể hiện rõ có thể do số lượng mẫu chưa đủ thống kê. Để có thể khẳng định được sự tương quan này, cần quan trắc H-3 trong khoảng thời gian dài hơn nữa.
Sản phẩm chính của đề tài là qui trình kỹ thuật xác định hàm lượng H-3 trong không khí (sử dụng thiết bị thu góp mẫu MARC-7000) có thể áp dụng rộng rãi trong cả nước và các số liệu đầu tiên về hàm lượng H-3 trong không khí tại Hà nội trong một năm tròn (từ tháng 10/2012 đến 9/2014).
Kết quả của đề tài góp phần tạo ra công cụ và số liệu nền phông H-3 trong không khí phục vụ việc đánh giá tác động môi trường về mặt phóng xạ của nhà máy điện hạt nhân trước khi khởi công xây dựng, trong quá trình xây dựng, lắp đặt thiết bị cũng như trong suốt quá trình vận hành khai thác.