SpStinet - vwpChiTiet

 

Thiết bị đeo thông minh điều khiển bằng cử chỉ

Một công nghệ mới được tạo ra bởi nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Công nghệ Georgia có khả năng điều khiển các ứng dụng di động hoặc văn bản bằng các cử chỉ đơn giản.

Tiếp nhận âm thanh phát ra từ vòng bằng thiết bị đeo thông minh giống như đồng hồ, hệ thống có thể nhận diện 22 cử chỉ ngón tay khác nhau, và chuyển những cử chỉ này thành nhiều lệnh lập trình.

Một video đã trình diễn cách thức hệ thống nhận ra các tư thế tay bằng cách sử dụng 12 đầu ngón tay và chữ số từ '1' đến '10' trong Ngôn ngữ ký hiệu Hoa Kỳ (ASL) với độ chính xác cao. (Xem video tại đây )

Nghiên cứu sinh tiến sĩ Cheng Zhang, Khoa Máy tính tương tác, Đại học Công nghệ Georgia, là người dẫn đầu nghiên cứu này cho biết. "Chúng ta thường có một thiết bị đeo. Do vậy, ta có thể tương tác với nó bất kỳ lúc nào một cách thích hợp và kín đáo. Ví dụ, khi chúng ta đang trao đổi với nhau, tôi vẫn có thể trả lời nhanh một số câu hỏi mà không làm gián đoạn cuộc đàm thoại".

Hệ thống này là bước ban đầu để tạo ra thiết bị phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu. Các kỹ thuật khác dùng máy ảnh để nhận dạng ký hiệu, nhưng khá phiền phức và khó có thể mang đi khắp nơi.

"Mục tiêu dài hạn là thiết bị đeo có thể phiên dịch ngôn ngữ ký hiệu", Zhang nói. Hệ thống này được gọi là FingerPing. Không cần phải dùng găng tay hoặc một thiết bị đeo vướng víu hơn, công nghệ này chỉ gồm một chiếc nhẫn đeo trên ngón tay cái và đồng hồ đeo tay. Chiếc nhẫn tạo ra các âm thanh, di chuyển qua bàn tay và được đồng hồ tiếp nhận. Có nhiều mô hình cho phép sóng âm truyền qua các cấu trúc của bàn tay và biến đổi theo cử chỉ do bàn tay tạo ra. Qua những những cử chỉ vày, người đeo có thể sử dụng được 22 lệnh đã được lập trình trước.

"Thiết bị có thể nhận ra những khác biệt nhỏ", Zhang nói. "Âm thanh phát ra từ ngón tay cái sẽ di chuyển theo các đường khác nhau bên trong cơ thể theo các tư thế tay khác nhau. Ví dụ, khi bàn tay mở, chỉ có một đường dẫn trực tiếp từ ngón tay cái đến cổ tay. Khi nắm bàn tay lại, âm thanh sẽ đi theo một con đường khác, tạo thành một dấu hiệu duy nhất".

Nghiên cứu này vừa được giới thiệu tại Hội nghị ACM 2018 về Các yếu tố con người trong hệ thống máy tính (CHI).

Các tin khác: