SpStinet - vwpChiTiet

 

Trẻ sinh ra từ những bà mẹ tiêu thụ caffein trong thai kỳ có nguy cơ bị béo phì cao

Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học BMJ Open cho thấy, việc người mẹ uống cà phê (1-2 ly mỗi ngày) trong thời gian mang thai có liên quan đến nguy cơ thừa cân hoặc béo phì ở trẻ em. Cho dù caffeine là nguyên nhân trực tiếp gây thừa cân vẫn chưa được chứng minh rõ, nhưng mối liên hệ giữa caffeine đến béo phì đã khiến các nhà nghiên cứu đưa ra các cảnh báo đến cộng đồng.

"Có thể có lý do chính đáng để đề nghị hạn chế uống cà phê ở mức tối đa 3 ly mỗi ngày. Caffeine không phải là một hoạt chất cần hấp thụ", Verena Sengpiel, PGS. chuyên về sản và phụ khoa tại Học viện Sahlgrenska (Thụy Điển), và là bác sĩ chuyên khoa tại Khoa Sản và Phụ khoa tại Bệnh viện Đại học Sahlgrenska, cho biết.

Các nhà nghiên cứu tại Học viện Sahlgrenska đã phối hợp với Viện Y tế công cộng Na Uy nghiên cứu thông tin của 50.943 sản phụ. Đây là cuộc khảo sát về sức khỏe phụ nữ mang thai lớn nhất thế giới với tên gọi Norwegian Mother and Child Cohort Study (MoBa).

Kết quả cho thấy, trẻ em sinh ra từ những bà mẹ tiêu thụ caffeine trong thai kỳ có nguy cơ cao bị thừa cân ở tuổi mầm non và tuổi đi học. Những đứa trẻ này được theo dõi đến khi 8 tuổi và khi chúng bị thừa cân ở thời thơ ấu sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tiểu đường tuýp 2 trong cuộc sống sau này.

Ví dụ, ở giai đoạn 5 tuổi, trẻ ở nhóm mà người mẹ có mức tiêu thụ caffeine cao nhất có tỷ lệ bị thừa cân hoặc béo phì cao hơn 5% so với những bà mẹ có mức tiêu thụ caffeine thấp nhất.

Sự liên quan giữa việc tiêu thụ caffeine trong thai kỳ với nguy cơ tăng trưởng dư thừa, thừa cân hoặc béo phì ở trẻ em cũng có thể thấy ở những phụ nữ đã tuân theo số lượng tiêu thụ caffeine được khuyến cáo cho bà bầu. Theo Cơ quan Lương thực Quốc gia của Thụy Điển, phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ hơn 300 mg caffeine mỗi ngày, tương đương với ba tách cà phê (1,5dl mỗi cốc) hoặc sáu cốc trà đen (2dl mỗi cốc).

Kết quả của nghiên cứu này được hậu thuẫn bởi ít nhất hai nghiên cứu khác, tuy rằng trong những nghiên cứu này, đối tượng nghiên cứu và nguồn thực phẩm chứa caffeine cũng ít hơn. Với nghiên cứu này, cà phê, trà, sô cô la, đồ uống năng lượng và các nguồn khác cũng được đưa vào xem xét.

"Ở các nước Bắc Âu, cà phê là nguồn cung cấp caffeine chính, còn ở nước Anh nguồn cung cấp caffeine lớn nhất lại đến từ ​​trà đen. Nếu nhìn vào các bà mẹ ở nhóm tuổi còn trẻ, thì nguồn cung cấp caffeine đến từ các thức uống giàu năng lượng. Chúng tôi đã xem xét các nguồn caffeine khác nhau trong nghiên cứu và tìm thấy mối liên hệ tương tự giữa mức tiêu thụ caffeine từ các nguồn này đến sự phát triển của trẻ em." Verena Sengpiel nói.

Nói chung, môi trường mang thai được xem là quan trọng trong việc tắt - bật các gen và lập trình sự cho trao đổi chất trong suốt thời gian sống. Ở các nghiên cứu trên động vật trước đây, nơi phôi bào thai được tiếp xúc với caffeine từ trong tử cung cũng dẫn đến sự tăng trưởng dư thừa và bệnh tim mạch ở thế hệ sau.

Verena Sengpiel cho biết: “Thậm chí, nếu cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi có thể nói lên phát hiện này thực sự có ý nghĩa gì, thì vẫn caffeine là một hoạt chất mà bạn nên hạn chế tiêu thụ hoặc hoàn toàn không sử dụng trong thai kỳ”.

Các tin khác: