SpStinet - vwpChiTiet

 

Ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để phát triển đàn trâu lai Murrah tại Vĩnh Phúc

Ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo thành công cho trâu sẽ giải quyết được vấn đề thiếu trâu đực giống tốt, thoái hóa giống do cận huyết và góp phần tăng tầm vóc thể trạng và sức sản xuất của đàn trâu.

Tuy nhiên việc áp dụng kỹ thuật này trên trâu nội còn chưa được phổ biến. Ngoài khó khăn về mạng lưới thụ tinh nhân tạo trâu, còn những khó khăn khác về mặt kỹ thuật: trâu ta là trâu đầm lầy, có đặc điểm sinh lý sinh sản là động dục thầm lặng, các biểu hiện động dục xuất hiện không rõ, làm cho việc phát hiện động dục và phối giống nhân tạo rất khó khăn, nhất là trong điều kiện nông hộ và tập quán chăn nuôi trâu của người dân.

Nắm bắt được những khó khăn trên, nhóm tác giả Nguyễn Đức Chuyên đã tiến hành nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thụ tinh nhân tạo để phát triển đàn trâu lai Murrah tại Vĩnh Phúc nhằm tuyển chọn trâu cái nội về khối lượng và khả năng sinh sản, đánh giá kết quả thụ tinh nhân tạo tinh trâu Murrah đông lạnh cho trâu cái nội và đánh giá tỷ lệ nuôi sống, khả năng sinh trưởng của nghé lai F1 Murrah.

Vật liệu nghiên cứu gồm: 120 con trâu cái nội, từ 4-8 năm tuổi, trọng lượng trung bình 345kg. Tinh trâu Murrah sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Miền núi. Đàn nghé lai F1 (50% máu Murrah) sinh ra bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo. Nghiên cứu được tiến hành tại huyện Tam Đảo và Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc từ tháng 6/2016 đến tháng 12/2018.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, khả năng sinh trưởng và sinh sản của đàn trâu cái ở 2 huyện Tam Đảo và Lập Thạch của tỉnh Vĩnh Phúc tương đối thấp. Khối lượng đàn trâu cái sinh sản ở giai đoạn trên 6 năm tuổi đạt 382,63 và 391,38kg; tuổi phối giống lần đầu muộn từ 34,72 và 35,63 tháng tuổi; khoảng cách giữa 1 lứa đẻ 17,68 và 16,89 tháng.

Tỷ lệ phối giống có chửa cho đàn trâu bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo đạt bình quân ở cả 3 chu kỳ phối giống là 49,35%. Số tinh cho 1 trâu cái có chửa bình quân là 2,03 cọng/trâu cái có chửa. Khoảng cách lứa đẻ được rút ngắn hơn so với điều tra 1,4-1,8 tháng.

Nghé lai F1 sinh ra có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện chăn nuôi nong hộ, khối lượng lúc sơ sinh đạt 29,71kg ở con đực và 28,58kg ở con cái. 12 tháng tuổi khối lượng ghé cái lai là 184,75kg, nghé đực là 186,58kg; 18 tháng tuổi khối lượng ghé cái lai là 239,93kg, nghé đực là 240,19kg. Các chỉ tiêu sinh trưởng của nghé lai giai đoạn từ sơ sinh đến 18 tháng tuổi đều cao hơn so với mục tiêu của nghiên cứu từ 12,5-20,7%.

Đây là nội dung của nghiên cứu được đăng trên tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, số 110, năm 2020 hiện đang được lưu giữ tại kho tư liệu của Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN TP.HCM (CESTI)

Trong tạp chí này còn nhiều nghiên cứu đáng chú khác, như:

  1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng trong sản xuất cây thức ăn xanh cho gia súc.
  2. Chọn lọc ổn định năng suất bốn dòng vịt chuyên thịt CT.
  3. Ảnh hưởng của chế phẩm Probiotic Actisaf đến khả năng sinh sản trên vịt Star 53.
  4. Ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm Lactozym đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt ở Gà.
  5. Ảnh hưởng của việc bổ sung Vitamin E vào môi trường bảo quản đến chất lượng tinh dịch Gà nhiều cựa Phú Thọ.
  6. Hiện trạng  nuôi dê thịt tại tỉnh Trà Vinh.

Quý bạn đọc có thể bấm vào tên bài để tham khảo nội dung chi tiết; hoặc tra cứu các cơ sở dữ liệu của CESTI để tìm tài liệu theo yêu cầu của riêng mình, tại địa chỉ: http://cesti.gov.vn/thu-vien/1/tra-cuu-chung.

Lý Thị Tần (CESTI)

Các tin khác:

  • 10 mẫu tin
  • 50 mẫu tin
  • 100 mẫu tin
  • Tất cả