SpStinet - vwpChiTiet

 

Fintech qua góc nhìn sáng chế

Fintech, công nghệ trong lĩnh vực dịch vụ tài chính có số lượng sáng chế tăng mạnh trong những năm qua. Fintech phát triển mạnh đã tạo điều kiện hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng, mọi người có thể tiếp cận các dịch vụ tài chính một cách thuận tiện, nhanh chóng với chi phí thấp.

Hoạt động sáng tạo trong lĩnh vực fintech phát triển mạnh mẽ đã giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực này thu hút lượng lớn nguồn vốn đầu tư. Giai đoạn 2010-2017, tổng vốn đầu tư mạo hiểm (venture capital) rót vào các doanh nghiệp fintech trên toàn cầu lên đến 97,7 tỉ USD. Thu hút phần lớn nguồn vốn này là các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở  Mỹ, Trung Quốc và Ấn Độ. Năm 2017 vốn đầu tư  mạo hiểm vào fintech tăng cao, đạt 27,4 tỉ USD, với 2.694 thương vụ trên toàn cầu, tập trung vào các lĩnh vực cho vay (30%), thanh toán (30%) và bảo hiểm (12%) (BĐ1).

BĐ1: Phát triển đầu tư vào fintech trên thế giới

               Giá trị đầu tư (Triệu USD)                                                                                 Số thương vụ   

Nguồn: Global Venture Capital Investment in Fintech Industry Set Record in 2017, Accenture.com

Relecura, công ty cung cấp các dịch vụ và nền tảng để tra cứu/phân tích thông tin sáng chế, đã có báo cáo phân tích xu hướng phát triển công nghệ và thị trường fintech qua thông tin sáng chế. Theo đó, giai đoạn 1995-2015 có đến 79.798 sáng chế đăng ký liên quan đến fintech, số lượng sáng chế có xu hướng tăng vọt kể từ năm 1999 đến nay (BĐ2).

BĐ2: Phát triển sáng chế liên quan đến fintech theo lĩnh vực ứng dụng

  Số lượng sáng chế

Năm

Nguồn: Relecura, FinTech – An IP Perspective 2015.

Những lĩnh vực tài chính được đề cập trong báo cáo phân tích của Relecura bao gồm: thanh toán, ngân hàng, quản lý tài sản, thị trường vốn, bảo hiểm và  cho vay. Các sáng chế ứng dụng trong thanh toán chiếm hơn 60% lượng sáng chế. VISA là đơn vị chiếm giữ phần lớn sáng chế trong lĩnh vực thanh toán, Oki dẫn đầu trong lĩnh vực ngân hàng, Chicago Mercantile Exchange  trong lĩnh vực quản lý tài sản và thị trường vốn, Hartford trong bảo hiểm và Shinhan Bank trong lĩnh vực cho vay (Bảng 1).

Bảng 1: Số lượng sáng chế liên quan đến fintech theo lĩnh vực ứng dụng, từ 1995-2015

STT

Lĩnh vực ứng dụng

Số lượng sáng chế

Đơn vị sở hữu nhiều sáng chế

1

Thanh toán

50.446

Visa, Hitachi, Mastercard, Ebay, Oki Bank of America

2

Ngân hàng

21.571

Oki, Hitachi, Shinhan Bank, Bank of America, Bizmodeline, Fujitsu

3

Quản lý tài sản

12.011

Chicago Mercantile Exchange, Shinhan Bank,  JPMorgan, Goldman Sachs, Bank of America

4

Thị trường vốn

9.489

Chicago Mercantile Exchange, Hitachi, Daiwa Securities, Goldman Sachs, JPMorgan

5

Bảo hiểm

6.652

The Hartford, USAA, Hitachi, Accenture, Goldman Sachs

6

Cho vay

6.592

Shinhan Bank, Bizmodeline, Bank of America, JPMorgan Chase, Fannie Mae

Nguồn: Relecura, FinTech – An IP Perspective 2015.

Lĩnh vực công nghệ ứng dụng trong fintech có nhiều sáng chế là dữ liệu và phân tích dữ liệu, internet kết nối vạn vật và nền tảng di động (Bảng 2). Chi tiết số lượng sáng chế theo công nghệ ứng dụng vào các lĩnh vực tài chính được mô tả trong bảng 3.

Bảng 2: Số lượng sáng chế liên quan đến fintech theo lĩnh vực công nghệ, từ 1995-2015

STT

Công nghệ

Số lượng sáng chế

Đơn vị sở hữu nhiều sáng chế

1

Dữ liệu và phân tích dữ liệu (Data and analytics)

29.955

Hitachi, Oki, Shinhan Bank, Toshiba, Sony, Bizmodeline, Fujitsu, NTT, NEC, Visa

2

Internet kết nối vạn vật (IoT- Internet of Things)

29.946

Hitachi, Visa, Sony, MasterCasd, NTT, NEC, Paypal Inc., Bank of America, Shinhan Bank, IBM

3

Nền tảng di động (Mobile platform) 

19.412

Visa, Bizmodeline, MasterCard, Bank of America, Paypal Inc., Qualcomm, First Data,  Diebold, Shinhan Bank, Nokia

4

Bảo mật  (Security)

11.674

Visa, Hitachi, Bank of America, IBM, Oki, First Data, MasterCasd, Toshiba,   Microsoft, NTT

5

Điện toán đám mây (Cloud computing)

 7.230

IBM, Visa, Diebold, American Express, Microsoft, MasterCard, Bizmodeline, Accenture,  III Holding 1 LLC, Intuit

6

Tiền mã hóa (Cryptocurrency)

   714

Visa, Bank of America, MasterCard, Paypal Inc., Obopay Inc., Elwha LLC, Konami, Qualcomm, Apple, Searete

Nguồn: Relecura, FinTech – An IP Perspective 2015.

Bảng 3: Số lượng sáng chế theo công nghệ ứng dụng vào các lĩnh vực tài chính, từ 1995-2015

 

Thanh toán

Ngân hàng

Quản lý tài sản

Thị trường vốn

Bảo hiểm

Cho vay

Dữ liệu và phân tích dữ liệu

18.447

8.736

4.154

3.278

2.679

2.353

Internet kết nối vạn vật 

21.994

6.738

2.708

2.856

1.443

1.957

Nền tảng di động

16.426

3.229

827

567

609

763

Bảo mật 

8.540

2.602

1.330

1.424

639

790

Điện toán đám mây

4.585

1.365

984

612

556

516

Tiền mã hóa

597

113

57

28

15

58

Nguồn: Relecura, FinTech – An IP Perspective 2015.

Gần 40% sáng chế  liên quan đến fintech được nộp đơn bảo hộ ở Mỹ, kế đến là Nhật và Hàn Quốc (BĐ3), cho thấy sự sôi động của thị trường tài chính Mỹ, nơi thu hút nhiều nhà đầu tư vào fintech.

BĐ3: Số lượng sáng chế liên quan đến fintech đăng ký tại các nước, từ 1995-2015

Ghi chú: US: Mỹ, JP: Nhật, WO: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, KR: Hàn Quốc, CN: Trung Quốc, EP: Cơ quan Sáng chế châu Âu, CA: Canada, AU: Úc, DE: Đức, GB: Anh, TW: Đài Loan, IN: Ấn Độ, MX: Mexico, RU: Liên bang Nga, FR: Pháp, NZ: New Zealand, ES: Tây Ban Nha, BR: Brazil, SG: Singapore, AT: Áo.

Nguồn: Relecura, FinTech – An IP Perspective 2015.

Sở hữu các sáng chế liên quan đến fintech là đa dạng các đơn vị, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Ngoài các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, nhiều ngân hàng, công ty dịch vụ tài chính, doanh nghiệp công nghệ thông tin cũng tự phát triển ý tưởng fintech và đăng ký sở hữu sáng chế. Dẫn đầu sở hữu sáng chế liên quan đến fintech là Visa, Bank of America, Hitachi, Shinhan Bank và Bizmodeline (BĐ4).

BĐ4: Các đơn vị sở hữu nhiều sáng chế liên quan đến fintech, từ 1995-2015

Nguồn: Relecura, FinTech – An IP Perspective 2015.

Từ năm 2007, cùng với việc tăng mạnh lượng đăng ký bảo hộ sáng chế liên quan đến fintech, hoạt động mua bán sáng chế trong lĩnh vực này cũng trở nên sôi động trên toàn cầu (BĐ5).

BĐ5: Phát triển các giao dịch thương mại sáng chế liên quan đến fintech trên toàn cầu

          Số lượng giao dịch

Nguồn: Relecura, FinTech – An IP Perspective 2015.

Những đơn vị mạnh tay mua sáng chế là III Holdings 1 LLC, EBay, Western Union, JPMorgan, Google và Inventor Holdings (BĐ6); Các đơn vị bán nhiều sáng chế liên quan đến fintech là American Express, IBM, Walker Digital, First Data, Bank One và US Bank (BĐ7).

BĐ6: Các đơn vị dẫn đầu về mua các sáng chế liên quan đến fintech, từ 1995-2015

               Số lượng sáng chế

Nguồn: Relecura, FinTech – An IP Perspective 2015.

BĐ7: Các đơn vị dẫn đầu về bán các sáng chế liên quan đến fintech, từ 1995-2015

            Số lượng sáng chế

Nguồn: Relecura, FinTech – An IP Perspective 2015.

Đáng lưu ý là American Express là đơn vị hiện diện cả trong top đầu các đơn vị mua lẫn bán sáng chế. Doanh nghiệp này tập trung mua các sáng chế từ Serve Virtual Enterprises và bán cho nhiều đơn vị khác nhau như III Holdings1 LLC, Xatra Fund và  Propulsion Remote Holdings LLC (Bảng 4).

Bảng 4: Các giao dịch mua bán sáng chế liên quan đến Fintech, từ 1995-2015

Bên mua

Bên bán

Số lượng sáng chế

III Holdings 1, LLC

American Express

378

eBay

IBM

128

Walker Digital

34

Others

39

Western Union

First Data

154

JPMorgan Chase

Bank One

113

Google

IBM

14

Motorola Mobility

28

Inventor Holdings, LLC

Walker Digital

79

Toshiba

IBM

72

Bank of America

Merrill Lynch & Co INC

42

Xatra Fund MX, LLC

American Express

69

Barclays

Lehman Brothers INC

49

IGT

Walker Digital

55

Lead Core Fund, LLC

American Express

56

HP

Electronic Data Systems

32

Syncada LLC

US Bank

50

Wells Fargo

Wachovia

40

American Express

Serve Virtual Enterprises

31

Nant Holdings IP, LLC

Evryx Acquisition, LLC

40

Propulsion Remote Holdings, LLC

American Express

23

Teradata US INC

NCR

30

Nguồn: Relecura, FinTech – An IP Perspective 2015.

Tại Việt Nam, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã có những bước tiến trong việc thu hút vốn đầu tư, trong đó lĩnh vực fintech ở vị trí dẫn đầu, giai đoạn 2016-2017 lĩnh vực này thu hút 129,1 triệu USD (BĐ8).

BĐ8: Các lĩnh vực khởi nghiệp sáng tạo dẫn đầu thu hút đầu tư ở Việt Nam

Nguồn: “2016 Startup Deal Vietnam”, Topica Founder Institute, 3/2017

Dù thu hút được nhiều vốn đầu tư, nhưng fintech còn khá mới mẻ ở Việt Nam: hiện có 48 công ty hoạt động trong lĩnh vực này, phần lớn tập trung vào mảng thanh toán. Các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cung cấp cho người tiêu dùng công cụ thanh toán trực tuyến chiếm đa số (Bảng 5).

Bảng 5: Các công ty hoạt động trong lĩnh vực fintech tại Việt Nam

STT Lĩnh vực hoạt động Công ty

Số

công ty

Tỷ lệ (%)

1

Thanh toán (di động)

2C2P, VTPay, OnePay, VTCPay, BankPlus,VinaPay, VNPay, Senpay, NganLuong, ZingPay, BaoKim, 123Pay, WebMoney, Cyberpay, 1Pay, SohaPay, Moca, Vimo, Payoo, OnOnPay, Momo, FPT

22

48

2

Gọi vốn (Crowdfunding)

FundStart, Comicola, Betado, Firststep

4

8

3

Blockchain

Bitcoin Vietnam, VBTC Bitcoin, Copyrobo, Cardano Labo

4

8

4

Quản lý tài chính cá nhân

Mobivi, Money Lover, Timo, kiu

4

8

5

Chuyển tiền

Matchmove, Cash2vn, Nodestr, Remittance Hub

4

8

6

Cho vay

Loanvi, Tima, TrustCircle

3

6

7

Quản lý POS

Hottab, SoftPay, ibox

3

6

8

Quản lý dữ liệu

CircleBii, TrustingSocial

2

4

9

So sánh thông tin

BankGo, gobear

2

4

Tổng cộng

 

48

100

Nguồn: Hà Văn Dương, Hà Phạm Diễm Trang, Nguyễn Hoàng Mỹ Lệ, FINTECH: Hệ sinh thái ở các nước và vận dụng tại Việt Nam; Fintech News (2017), Fintech in Vietnam Update and new Infographic 2017.

Tính đến 16/3/2018, Ngân hàng nhà nước đã cấp phép cho 27 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, trong đó có nhiều công ty cung ứng dịch vụ ví điện tử (Bảng 6).

Bảng 6: Danh sách các tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán

TT

Tên Công ty

1

Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS)

2

Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPAY)

3

Công ty Cổ phần Dịch vụ di động trực tuyến (M_SERVICE)

4

Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến Việt Úc (BANKPAY)

5

Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại Việt Nam Trực tuyến (Vietnam Online)

6

Công ty Cổ phần Dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt (VIET UNION)

7

Công ty Cổ phần Phát triển thể thao điện tử Việt Nam (VIETNAM ESPORTS)

8

Công ty Cổ phần Giải pháp thanh toán điện lực và viễn Thông (ECPay)

9

Công ty TNHH ZION (ZION)

10

Công ty Cổ phần Thanh toán điện tử VNPT (VNPT EPAY)

11

Công ty Cổ phần Hỗ trợ dịch vụ thanh toán Việt Phú (MobiVi)

12

Công ty Cổ phần Thương mại điện tử Bảo Kim (BAOKIM)

13

Công ty Cổ phần Công nghệ Vi mô (VIMO)

14

Tổng công ty Truyền thông đa phương tiện – Công ty TNHH 1TV (VTC)

15

Công ty Cổ phần Công nghệ và Dịch vụ MoCa (MOCA)

16

Công ty TNHH Ví FPT (FPT)

17

Công ty Cổ phần Dịch vụ thương mại và công nghệ M-PAY (M-PAY)

18

Công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ trực tuyến ONEPAY(ONEPAY)

19

Công ty TNHH Dịch vụ thanh toán WEPAY (WEPAY)

20

Công ty Cổ phần Ngân lượng (NGANLUONG)

21

Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển an ninh công nghệ cao (AN CNC)

22

Công ty Cổ phần 1Pay (1PAY)

23

Tổng Công ty Truyền thông (VNPT – Media)

24

Công ty Cổ phần People Care (PEOPLE CARE)

25

Tập đoàn Viễn thông Quân đội (VIETTEL)

26

Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Chuyển giao công nghệ Vina (VINATTI)

27

Công ty TNHH Dịch vụ Nền di động Việt Nam (VIMASS)

Nguồn: https://www.sbv.gov.vn

Anh Trung (CESTI)

 

Các tin khác: