SpStinet - vwpChiTiet

 

Robot công nghiệp

Robot xuất hiện lần đầu tiên trong vở kịch “Rossum’s Universal Robots” của nhà soạn kịch Karel Capek - người Tiệp Khắc, trên một sân khấu tại NewYork năm 1922. Đến nay, sản xuất robot đã trở thành một ngành công nghiệp, cũng là trụ cột cho sản xuất tự động hóa, với những nhà máy mà lao động chính là các robot.

Robot là cách gọi tắt của từ robota, theo tiếng Tiệp có nghĩa là công việc lao dịch, loại máy có thể tự động thực hiện công việc qua điều khiển từ máy tính hoặc các vi mạch điện tử được lập trình.

Năm 1948, nhà nghiên cứu Raymond Goertz đã nghiên cứu chế tạo loại tay máy đôi điều khiển từ xa đầu tiên; năm 1961, robot công nghiệp đầu tiên có tên gọi Unimate được chế tạo dùng để nâng miếng kim loại nóng từ một máy đúc và sắp xếp chúng ngay ngắn;  năm 1963, tay máy điều khiển bằng máy tính đầu tiên được thiết kế,... Đến nay, robot được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp, dưới nước, trong không gian, và có thể giao tiếp hay có những cảm xúc như con người (Hình 1).

Hình 1: Robot tiến bộ theo thời gian

Robot công nghiệp được lập trình sẵn theo một trình tự nhất định, thực hiện công việc chính xác và hiệu quả vượt trội so với lao động thủ công. Robot được sử dụng trong dây chuyền sản xuất, lắp ráp, hoặc chế biến sản phẩm giúp nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đồng thời cải thiện điều kiện lao động. Robot công nghiệp là bộ phận cấu thành không thể thiếu trong các hệ thống sản xuất tự động.

Theo thống kê của Liên đoàn Robot quốc tế (IFR - International Federation of Robotics), robot công nghiệp tạo ấn tượng với số lượng được bán ra vào năm 2017 trên toàn cầu là 381 ngàn, tăng 30% so với năm 2016. Giai đoạn 2018-2021 dự báo tăng mỗi năm là 14% và có đến 1,7 triệu robot công nghiệp được lắp mới trong các xưởng sản xuất trên khắp thế giới (BĐ1). Khu vực tăng nhanh số lượng robot công nghiệp là châu Á, có mức tăng 37% so với 2016 (BĐ2).

BĐ1: Số lượng robot công nghiệp được bán trên toàn cầu

ĐVT: 1.000 robot

Nguồn: IFR World Robotics 2018.

BĐ2: Số lượng robot công nghiệp cung cấp cho các khu vực

ĐVT: 1.000 robot


Nguồn: IFR World Robotics 2018.

Tổng số robot công nghiệp hoạt động trên thế giới trong năm 2017 ước hơn 2 triệu, và sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Dự báo đến 2021 toàn cầu sẽ có hơn 3,5 triệu robot công nghiệp hoạt động (BĐ3), trong đó đó châu Á chiếm khoảng 2/3 (BĐ4).

BĐ3: Số lượng robot công nghiệp hoạt động trên thế giới

ĐVT: 1.000 robot

Nguồn: IFR World Robotics 2018.

BĐ4: Số lượng robot công nghiệp hoạt động theo khu vực

ĐVT: 1.000 robot

Nguồn: IFR World Robotics 2017.

Robot công nghiệp được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trên toàn cầu, công nghiệp ô tô sử dụng robot nhiều nhất, năm 2017 có 126 ngàn robot được cung cấp cho lĩnh vực này, tăng 22% so với năm 2016; tiếp theo là công nghiệp điện - điện tử với 121 ngàn robot, tăng 33%; ngành kim loại, dù chỉ với 45 ngàn robot được cung cấp, nhưng có mức tăng ấn tượng là 55% so với năm 2016 (BĐ5).

BĐ5: Số lượng robot cung cấp cho các ngành công nghiệp trên thế giới

ĐVT: 1.000 robot

Nguồn: IFR World Robotics 2018.

Robot công nghiệp phần lớn được sử dụng trong ngành ô tô và điện-điện tử, nên quốc gia nào có hai ngành công nghiệp này phát triển sẽ là nước sử dụng nhiều robot công nghiệp. Xem xét mức độ tự động hóa trong công nghiệp dựa trên số robot/10.000 lao động, thì Hàn Quốc là nước dẫn đầu với 710 robot/10.000 lao động, kế đến là Singapore (658 robot/10.000 lao động), Đức (322 robot/10.000 lao động), trong khi mức trung bình trên thế giới là 85 robot/10.000 lao động (BĐ6).

BĐ6: Số robot công nghiệp/10.000 lao động, năm 2017

ĐVT: 1 robot

Nguồn: IFR World Robotics 2018.

Thị trường robot công nghiệp toàn cầu phát triển nhanh trong những năm gần đây. Châu Á là khu vực đẩy mạnh tự động hóa sản xuất trong năm vừa qua, với đại diện là Trung Quốc được ghi nhận là nước có mức độ gia tăng tự động hóa trong sản xuất hàng đầu thế giới (năm 2017 có 138 ngàn robot được lắp đặt, tăng 59% so với năm 2016); kế tiếp là Nhật: 46 ngàn robot (tăng 18%); (BĐ7)

BĐ7: Top 5 quốc gia chiếm 73% robot công nghiệp cung cấp trên toàn cầu năm 2017

ĐVT: 1.000 robot

Nguồn: IFR World Robotics 2018.

Đáng ghi nhận là Việt Nam đứng vị trí thứ 7 trong các thị trường robot công nghiệp hàng đầu thế giới trong năm 2017, với số lượng robot cung cấp cho các ngành công nghiệp là 8.300 robot, tăng 410% so với 2016 (BĐ8, BĐ8.1).

BĐ8: 15 thị trường robot công nghiệp hàng đầu năm 2017

ĐVT: 1.000 robot

Nguồn: IFR World Robotics 2018.

BĐ8.1: Robot công nghiệp đưa vào sử dụng ở một số thị trường

 ĐVT: 1.000 robot

Nguồn: IFR Statistical Department, 2018

Thị trường robot công nghiệp được chiếm lĩnh bởi các nhà sản xuất hàng đầu trong ngành công nghiệp tự động ở châu Âu và Nhật Bản, vị trí đầu tiên là công ty Mitsubishi Electric (Nhật), kế đến là ABB Robotics (Thụy Sỹ), B+M Surface Systems CmbH (Đức) (BĐ9).

BĐ9: Các công ty hàng đầu trên thị trường robot công nghiệp (Doanh thu năm 2017)

ĐVT: tỉ USD

Nguồn: statista.com

Anh Tùng (CESTI)

Các tin khác: