SpStinet - vwpChiTiet

 

Kết quả xét nghiệm Covid-19 có thể cho âm tính giả nếu thực hiện quá sớm

Theo một nghiên cứu công bố trên Tạp chí Annals of Medicine gần đây, các nhà khoa học tại Đại học Johns Hopkins đã phát hiện rằng, nếu xét nghiệm SARS-CoV-2 quá sớm có thể cho kết quả âm tính giả.

"Khi kết quả xét nghiệm là âm tính, chưa chắc người được xét nghiệm đã không bị nhiễm virus", tiến sĩ, bác sĩ nội trú Lauren Kucirka tại Đại học Johns Hopkins, nói

Như vậy, những bệnh nhân bị phơi nhiễm có nguy cơ cao nên được tác động như thể họ đã bị nhiễm bệnh, đặc biệt là nếu có các triệu chứng phù hợp với COVID-19. Nghĩa là, vẫn có những sai sót trong quá trình xét nghiệm, nhất là khi bộ lấy mẫu không thu được các tế bào bị nhiễm virus, hoặc nếu mức độ virus còn quá ít (do mới vừa bị lây nhiễm), một số xét nghiệm RT-PCR có thể cho kết quả âm tính.

Các nhà nghiên cứu của Trường Y tại Đại học Johns Hopkins đã xem xét dữ liệu thử nghiệm RT-PCR từ bảy nghiên cứu trước đó, với tổng cộng 1.330 mẫu dịch hô hấp từ nhiều đối tượng khác nhau, cả bệnh nhân nội và ngoại trú.

Sử dụng kết quả xét nghiệm RT-PCR, cùng với thời gian phơi nhiễm với virus hoặc thời gian xuất hiện các triệu chứng có thể thấy ược như sốt, ho và khó thở, các nhà nghiên cứu đã tính toán được xác suất một người bị nhiễm SARS-CoV-2 sẽ có kết quả xét nghiệm âm tính. 

Các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng, những người được test SARS-CoV-2 trong vòng 4 ngày sau khi bnhiễm bệnh có khả năng có kết quả test âm tính đến trên 67%. Khi bệnh nhân bắt đầu có các triệu chứng của virus, tỷ lệ âm tính giả còn 38%. Xét nghiệm tiến hành cho kết quả tốt nhất là sau khi nhiễm bệnh 8 ngày (nhưng vẫn có tỷ lệ âm tính giả là 20%, nghĩa là cứ năm người thì có một người có kết quả âm tính).

Kucirka nói: "Chúng tôi sử dụng các xét nghiệm này để loại trừ COVID-19 và đưa ra quyết định về các bước cần thực hiện để ngăn chặn lan truyền."

Hiểu rõ hơn về hiệu suất của các xét nghiệm trong nhiều bối cảnh là rất quan trọng. Nghiên cứu này được Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia, Hệ thống Y tế Johns Hopkins và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ tài trợ.

Tuấn Kiệt (CESTI) - Theo sciencedaily.com

 

Các tin khác: