Nước bọt và dịch từ gạc lấy sâu trong mũi có tác dụng như nhau để chẩn đoán COVID-19
29/08/2020
KH&CN nước ngoài
Theo một nghiên cứu mới đây, nước bọt của bệnh nhân và mẫu dịch do cơ quan y tế lấy từ sâu trong mũi bệnh nhân đều có hiệu quả như nhau trong việc phát hiện SARS-CoV-2D-19.
Nghiên cứu, được công bố trên Tạp chí Journal of Clinical Microbiology, đã sử dụng nhiều mẫu bệnh phẩm nhất từ trước đến nay để đối chiếu, Julio Delgado, Giám đốc y tế của Phòng thí nghiệm ARUP. Các nghiên cứu khác, ví dụ như của Trường Y tế Công cộng Yale (Yale School of Public Health), cũng cho kết luận tương tự, nhưng nghiên cứu trên lượng bệnh nhân và bệnh phẩm ít hơn nhiều.
Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng, mẫu dịch thu thập từ trước mũi cho khả năng phát hiện virus thấp hơn so với mẫu thu thập từ ngoáy sâu trong mũi. Tuy nhiên, có thể cải thiện độ nhạy lên 98%, khi tiến hành xét nghiệm mẫu, bằng cách kết hợp dịch trước mũi với dịch thu ở thành sau họng (back of the throat).
Phát hiện này rất có ý nghĩa đối với bệnh nhân và các cơ quan y tế. Quá trình thu thập nước bọt và dịch mũi ít xâm lấn hơn so với việc lấy mẫu ngoáy sâu trong mũi hay họng. Tác giả chính, Kimberly Hanson, trưởng bộ phận Vi sinh lâm sàng của ARUP cho biết, cả hai loại bệnh phẩm này bệnh nhân đều có thể tự thu thập, giúp giảm thiểu nguy cơ phơi nhiễm cho nhân viên y tế khi tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm mũi họng.
Delgado nói: “Việc tự lấy nước bọt và dịch mũi giải quyết nhiều vấn đề về nguồn lực và gia tăng mức độ an toàn khi xét nghiệm chẩn đoán SARS-CoV-2”.
ARUP và Đại học Y khoa Utar dự kiến sẽ bắt đầu thực hiện xét nghiệm nước bọt và dịch thành họng tại một số cơ sở y tế vào đầu tháng 9 để kiểm tra những người không có triệu chứng. Delgado cho biết, các biện pháp xét nghiệm COVID-19 không dùng gạc mũi họng ngày càng gia tăng.
Hanson và các đồng nghiệp của cô đã phân tích hơn 1.100 mẫu vật từ 368 tình nguyện viên trong thời gian từ cuối tháng Năm đến tháng Sáu. Các tình nguyện viên tự thu thập mẫu (nhổ nước bọt vào lọ và ngoáy dịch phía trước cả hai lỗ mũi). Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả xét nghiệm các loại mẫu này với kết quả xét nghiệm từ các cơ quan y tế trên các mẫu gạc mũi họng của các tình nguyện viên. Nếu kết quả có khác biệt giữa các mẫu bệnh phẩm được thu thập từ cùng một bệnh nhân thì sẽ xét nghiệm lại bằng PCR thêm lần nữa.
Kết quả, đã phát hiện được SARS-CoV-2 trong hai loại bệnh phẩm (nước bọt và dịch trước mũi) ở 90% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính.
Mẫu bệnh phẩm từ nước bọt có thể thay thế cho gạc mũi họng, do tỷ lệ dương tính của hai loại mẫu bệnh phẩm này tương đương nhau. Khi bệnh nhân tự thu thập mẫu, có thể giảm thiểu được 15% khả năng lây nhiễm cho người khác.
Tuấn Kiệt (CESTI) - Theo sciencedaily.com